Hàn the là chất gì? Hàn the có bị cấm không? Cơ sở sản xuất giò, chả có chứa hàn the bị phạt bao nhiêu tiền?
Hàn the là chất gì? Hàn the có bị cấm không?
Hàn the là một loại hợp chất hóa học gọi là Borax, dạng rắn, kết tinh màu trắng, mềm, dễ dàng hòa tan trong nước.
Trong dân gian, hàn the còn được gọi là băng sa, bồng sa, nguyên thạch,...hiện nay hàn the có nhiều tên thương mại khác nhau như natri tetraborat, sodium tetraborate,...
Hàn the có thể được ứng dụng nhiều trong gia đình, công nghiệp và y học như:
- Có thể diệt kiến, gián, rệp....đánh bóng nồi, chảo, diệt nấm mốc trong nhà...
- Trong công nghiệp hàn the được sử dụng để sản xuất thuỷ tinh, men sứ, bột giặt, chất tẩy rửa,...
- Trong y học hàn the được sử dụng làm một số sản phẩm chăm sóc da, dầu gội, kem dưỡng da, muối tắm, tẩy tế bào chết,...
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Hàn the có bị cấm không?
Hàn the có tính ứng dụng cao nên không bị cấm buôn bán. Tuy nhiên, trong sản xuất, chế biến thực phẩm, hàn the là một chất không có trong Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo quy định tại Phụ lục 1 Ban hành kèm theo Thông tư 24/2019/TT-BYT
Tải về DANH MỤC PHỤ GIA THỰC PHẨM ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG
Như vậy, mặc dù hàn the có thể được sử dụng trong một số lĩnh vực, tuy nhiên không được sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm.
Hàn the là chất gì? Hàn the có bị cấm không? Cơ sở sản xuất giò, chả có chứa hàn the bị phạt bao nhiêu tiền? (hình từ internet)
Cơ sở sản xuất giò chả có chứa hàn the bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 5 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm
...
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép;
b) Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
...
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 5 và 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 5 và 6 Điều này.
Theo Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa
Như vậy, cơ sở sản xuất giò chả có chứa hàn the có thể bị xử phạt từ 160 - 200 triệu đồng.
Cơ sở sản xuất giò chả chứa hàn the còn có thể bị đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 05 tháng, bị tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm, buộc tiêu huỷ chất hàn the vi phạm, buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm.
Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm điều kiện gì?
Theo Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai là người chịu trách nhiệm về hoạt động của hội? Phạm vi hoạt động của hội được pháp luật quy định như thế nào?
- Viết bài văn tả bác bảo vệ của trường em lớp 5 ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Cà phê Arabica là gì? Việt Nam có trồng cà phê Arabica? Cà phê Arabica có phải là hàng hóa do nhà nước định giá?
- Thành viên tham gia thị trường điện có phải phối hợp với Cục Điều tiết điện lực trong giám sát thị trường điện không?
- Trong hoạt động xây dựng, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ là gì? Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng?