Hạn mức chi trả của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm đối với hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ là bao nhiêu?
- Việc sử dụng quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng theo từng loại bình bảo hiểm đúng không?
- Hạn mức chi trả của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm đối với hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ là bao nhiêu?
- Điều kiện để người được bảo hiểm được Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm, tiền bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ là gì?
Việc sử dụng quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng theo từng loại bình bảo hiểm đúng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 93 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
...
2. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quản lý và sử dụng riêng theo từng loại hình bảo hiểm: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe.
3. Hoạt động đầu tư của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được thực hiện như sau:
a) Nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ chỉ được thực hiện đầu tư tại Việt Nam để mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh, gửi tiền tại các ngân hàng thương mại.
Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực thi hành, toàn bộ số dư của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được thực hiện đầu tư tại Việt Nam để mua trái phiếu Chính phủ;
b) Bộ Tài chính tự thực hiện hoặc ủy thác cho một tổ chức thực hiện đầu tư nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ. Trường hợp ủy thác đầu tư, tổ chức nhận ủy thác đầu tư phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư phù hợp với nội dung nhận ủy thác đầu tư.
4. Trường hợp cần sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm theo quy định tại khoản 5 Điều này, Bộ Tài chính thành lập Hội đồng xem xét chi trả bảo hiểm với thành phần và nhiệm vụ như sau:
a) Thành phần Hội đồng xem xét chi trả bảo hiểm gồm: đại diện Bộ Tài chính, đại diện Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, đại diện doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm (trong trường hợp Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản, mất khả năng thanh toán);
...
Như vây, việc sử dụng quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng theo từng loại bình bảo hiểm, cụ thể là: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe.
Việc sử dụng quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng theo từng loại bình bảo hiểm đúng không? (hình từ internet)
Hạn mức chi trả của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm đối với hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 95 Nghị định 46/2023/NĐ-CP thì hạn mức chi trả của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm đối với hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ là:
- Đối với hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Quỹ chi trả tối đa mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thuộc phạm vi bảo hiểm theo quy định pháp luật hiện hành;
- Đối với hợp đồng bảo hiểm thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm khác theo quy định pháp luật, Quỹ chi trả tối đa 80% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, nhưng không quá 100 triệu đồng Việt Nam/hợp đồng;
- Mức trách nhiệm đối với hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài gồm quyền lợi bảo hiểm được hưởng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.
Điều kiện để người được bảo hiểm được Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm, tiền bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ là gì?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 96 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục chi trả từ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
...
5. Hội đồng xem xét chi trả bảo hiểm thực hiện chi trả tiền bảo hiểm từ nguồn kinh phí Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm theo đúng phương án chi trả tiền bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê duyệt.
6. Các đối tượng được Quỹ chi trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm; hoàn phí bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có tên trong bảng thống kê danh sách kèm theo hồ sơ đã được Bộ Tài chính phê duyệt chi trả;
b) Có các giấy tờ chứng minh quyền lợi hợp pháp đối với các khoản tiền chi trả của Quỹ bao gồm: Thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác; hợp đồng bảo hiểm; giấy ủy quyền nhận tiền (nếu có).
...
Như vậy, người được bảo hiểm được Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm, tiền bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ hi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tên trong bảng thống kê danh sách kèm theo hồ sơ đã được Bộ Tài chính phê duyệt chi trả;
- Có các giấy tờ chứng minh quyền lợi hợp pháp đối với các khoản tiền chi trả của Quỹ bao gồm: Thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác; hợp đồng bảo hiểm; giấy ủy quyền nhận tiền (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?