Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm có nằm trong nội dung của hợp đồng bảo hiểm hay không? Phương thức bồi thường cho người thứ ba?
- Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm có nằm trong nội dung của hợp đồng bảo hiểm hay không?
- Trong phạm vi giới hạn trách nhiệm doanh nghiệp bảo hiểm có phải trả cho người được bảo hiểm những khoản tiền bồi thường cho người thứ ba không?
- Phương thức mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể bồi thường cho người thứ ba bị thiệt hại là gì?
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm có nằm trong nội dung của hợp đồng bảo hiểm hay không?
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm có nằm trong nội dung của hợp đồng bảo hiểm hay không, căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định:
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;
d) Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
đ) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;
e) Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;
g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
h) Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
i) Phương thức giải quyết tranh chấp.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 1 Điều này đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.
Theo đó việc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là một trong những nội dung chủ yếu nằm trong hợp đồng bảo hiểm.
Ngoài ra một hợp đồng bảo hiểm còn có các nội dung chủ yếu khác như:
+ Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
+ Đối tượng bảo hiểm;
+ Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
+ Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;
+ Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;
+ Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
+ Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
+ Phương thức giải quyết tranh chấp.
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm có nằm trong nội dung của hợp đồng bảo hiểm hay không? (Hình từ Internet)
Trong phạm vi giới hạn trách nhiệm doanh nghiệp bảo hiểm có phải trả cho người được bảo hiểm những khoản tiền bồi thường cho người thứ ba không?
Trong phạm vi giới hạn trách nhiệm doanh nghiệp bảo hiểm có phải trả cho người được bảo hiểm những khoản tiền bồi thường cho người thứ ba không, căn cứ theo khoản 2 Điều 59 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định:
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm
1. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho người được bảo hiểm những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người được bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba.
3. Ngoài việc trả tiền bồi thường quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài còn phải trả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về trách nhiệm đối với người thứ ba và lãi phải trả cho người thứ ba do người được bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
4. Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
5. Trường hợp người được bảo hiểm phải đóng tiền bảo lãnh hoặc ký quỹ để bảo đảm cho tài sản không bị lưu giữ hoặc để tránh việc khởi kiện tại tòa án thì theo yêu cầu của người được bảo hiểm và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải thực hiện việc bảo lãnh hoặc ký quỹ trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.
Như vậy trong phạm vi giới hạn doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người được bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba.
Phương thức mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể bồi thường cho người thứ ba bị thiệt hại là gì?
Phương thức mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể bồi thường cho người thứ ba bị thiệt hại là gì, căn cứ theo Điều 61 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định:
Phương thức bồi thường
Theo yêu cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thể bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm hoặc cho người thứ ba bị thiệt hại.
Như vậy theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm có thể bồi thường trực tiếp cho người thứ ba bị thiệt hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?