Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có thời hạn suốt đời đúng không? Trách nhiệm của người được cấp GCN?
Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có thời hạn suốt đời đúng không?
Theo tiểu mục 6 Mục II Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện ban hành kèm theo Quyết định 1995/2004/QĐ-BYT quy định như sau:
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
4. Các cơ sở khám chữa bệnh công lập có trách nhiệm:
a) Truyền máu miễn phí cho người hiến máu tình nguyện khi có nhu cầu, số lượng máu truyền miễn phí tối đa bằng số lượng máu đã hiến được ghi trong Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện.
b) Sau khi truyền máu, cơ sở y tế có trách nhiệm ký tên, đóng dấu vào mặt sau Giấy chứng nhận (phẫu dành riêng cho các cơ sở y tế).
5. Người hiến máu tình nguyện có trách nhiệm: giữ gìn, bảo quản Giấy chứng nhận, đảm bảo không rách nát, không tẩy xóa và xuất trình Giấy chứng nhận khi có nhu cầu truyền máu cho bản thân với các cơ sở y tế công lập.
6. Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện không còn giá trị để được truyền máu miễn phí khi người hiến máu đã được truyền máu miễn phí bằng đúng số máu đã hiến (do cơ sở y tế xác nhận trên Giấy chứng nhận) hoặc Giấy chứng nhận bị rách nát, tẩy xóa.
7. Một số nội dung cần chú ý: Địa chỉ: Ghi rõ địa chỉ thường trú của người hiến máu tình nguyện.
Đơn vị tiếp nhận máu: Cần ghi rõ tên cơ sở y tế thực hiện thu gom máu.
Số lượng: Đánh dấu (x) vào ô trống ứng với số lượng máu thu gom.
Căn cứ trên quy định Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện không còn giá trị để được truyền máu miễn phí khi người hiến máu đã được truyền máu miễn phí bằng đúng số máu đã hiến (do cơ sở y tế xác nhận trên Giấy chứng nhận) hoặc Giấy chứng nhận bị rách nát, tẩy xóa.
Như vậy, Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có thời hạn suốt đời với điều kiện Giấy chứng nhận hiến máu chưa từng được sử dụng hay không bị rách nát, tẩy xóa.
Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có thời hạn suốt đời đúng không? Trách nhiệm của người được cấp GCN? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người được cấp Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện được quy định như thế nào?
Theo tiểu mục 5 Mục II Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện ban hành kèm theo Quyết định 1995/2004/QĐ-BYT quy định về trách nhiệm của người được cấp Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện như sau:
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
5. Người hiến máu tình nguyện có trách nhiệm: giữ gìn, bảo quản Giấy chứng nhận, đảm bảo không rách nát, không tẩy xóa và xuất trình Giấy chứng nhận khi có nhu cầu truyền máu cho bản thân với các cơ sở y tế công lập.
6. Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện không còn giá trị để được truyền máu miễn phí khi người hiến máu đã được truyền máu miễn phí bằng đúng số máu đã hiến (do cơ sở y tế xác nhận trên Giấy chứng nhận) hoặc Giấy chứng nhận bị rách nát, tẩy xóa.
7. Một số nội dung cần chú ý: Địa chỉ: Ghi rõ địa chỉ thường trú của người hiến máu tình nguyện.
Đơn vị tiếp nhận máu: Cần ghi rõ tên cơ sở y tế thực hiện thu gom máu.
Số lượng: Đánh dấu (x) vào ô trống ứng với số lượng máu thu gom.
Như vậy, người hiến máu tình nguyện có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản Giấy chứng nhận, đảm bảo không rách nát, không tẩy xóa và xuất trình Giấy chứng nhận khi có nhu cầu truyền máu cho bản thân với các cơ sở y tế công lập.
Người hiến máu tình nguyện có những quyền lợi gì?
Theo Điều 12 Thông tư 26/2013/TT-BYT hướng dẫn hoạt động hiến máu quy định người hiến máu tình nguyện có các quyền lợi như sau:
- Được cung cấp thông tin về các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý do nhiễm các vi rút viêm gan, HIV và một số bệnh lây truyền qua đường máu khác.
- Được giải thích về quy trình lấy máu, các tai biến không mong muốn có thể xảy ra, các xét nghiệm sẽ thực hiện trước và sau khi hiến máu.
- Được bảo đảm bí mật về kết quả khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm; được tư vấn về các bất thường phát hiện khi khám sức khoẻ, hiến máu; được hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ; được tư vấn về kết quả xét nghiệm bất thường theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Thông tư 26/2013/TT-BYT.
- Được chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT-BYT.
Được hỗ trợ chi phí chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu. Kinh phí để hỗ trợ chăm sóc điều trị người hiến máu theo quy định tại Khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định tôn vinh, khen thưởng và bảo đảm các quyền lợi khác về tinh thần, vật chất của người hiến máu theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?