Giám thị, Phó Giám thị quản lý trại giam có cần phải có trình độ đại học không? Trại giam được tổ chức như thế nào?

Cho anh hỏi: Những người giữ chức vụ quản lý tại trại giam, cụ thể là Giám thị, Phó Giám thị trại giam có cần phải có trình độ đại học không? Trại giam được tổ chức như thế nào? - Câu hỏi của anh Minh Luân đến từ Quảng Ninh.

Giám thị, Phó Giám thị quản lý trại giam có cần phải có trình độ đại học không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 133/2020/NĐ-CP về tổ chức bộ máy quản lý của trại giam như sau:

Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam
1. Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan; chiến sĩ và công nhân Công an, công nhân viên Quốc phòng.
2. Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Như vậy, từ quy định trên thì Giám thị, Phó Giám thị trại giam phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Giám thị, Phó Giám thị quản lý trại giam có cần phải có trình độ đại học không?

Giám thị, Phó Giám thị quản lý trại giam có cần phải có trình độ đại học không? (Hình từ Internet)

Trại giam được tổ chức như thế nào?

Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức trại giam như sau:

Tổ chức trại giam
1. Phân trại giam
Phân trại giam thuộc trại giam có nhiệm vụ tổ chức quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân theo đúng đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
2. Khu giam giữ
Khu giam giữ thuộc phân trại giam, gồm:
a) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm;
b) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án tù trên 15 năm đã được giảm án và thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
3. Nhà giam
a) Nhà giam chung: Mỗi buồng giam giam giữ không quá 50 phạm nhân;
b) Nhà giam riêng: Mỗi buồng giam giam giữ không quá 08 phạm nhân;
c) Nhà kỷ luật: Mỗi buồng giam giam giữ không quá 02 phạm nhân bị kỷ luật.
4. Các công trình phục vụ, gồm:
a) Công trình phục vụ lao động, học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; giáo dục cải tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân;
b) Công trình phục vụ làm việc, học tập, sinh hoạt và các điều kiện khác cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân Công an, công nhân viên Quốc phòng công tác tại trại giam.
5. Khu lao động, dạy nghề
a) Khu lao động, dạy nghề, gồm:
- Khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân do trại giam đầu tư xây dựng, trực tiếp quản lý;
- Khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân do tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng trong khu vực đất do trại giam quản lý và bàn giao cho trại giam trực tiếp quản lý, sử dụng trong thời gian hợp tác.
b) Khu lao động, dạy nghề có nhiệm vụ tổ chức quản lý, giam giữ, giáo dục, lao động, dạy nghề cho phạm nhân theo đúng quy định của pháp luật.
c) Khu lao động, dạy nghề có các hạng mục công trình sau:
- Nhà giam giữ phạm nhân được xây dựng kiên cố, chắc chắn đảm bảo an ninh, an toàn theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
- Công trình phục vụ học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; giáo dục, lao động, dạy nghề cho phạm nhân.
- Công trình phục vụ làm việc, học tập, sinh hoạt và các điều kiện khác cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân Công an, công nhân viên quốc phòng công tác tại khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề.
6. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của khu lao động, dạy nghề; quyết định việc thành lập, giải thể, sáp nhập, quân lý của khu lao động, dạy nghề quy định tại khoản 5 Điều này.

Như vậy, tổ chức của trại giam bao gồm:

+ Phân trại giam

+ Khu giam giữ

+ Nhà giam

+ Các công trình phục vụ

+ Khu lao động, dạy nghề

Tổ chức quản lý trại giam như thế nào?

Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 133/2020/NĐ-CP về tổ chức quản lý trại giam như sau:

Tổ chức quản lý trại giam
1. Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của trại giam; quyết định việc thành lập, giải thể, sáp nhập, quản lý trại giam, phân trại giam trong trại giam; ban hành danh mục, tiêu chuẩn, định mức xây dựng các hạng mục công trình trại giam, hệ thống kiểm soát an ninh của trại giam thuộc Bộ Công an quản lý.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của trại giam; quyết định việc thành lập, giải thể, sáp nhập, quản lý trại giam, phân trại giam trong trại giam; ban hành danh mục, tiêu chuẩn, định mức xây dựng các hạng mục công trình trại giam, hệ thống kiểm soát an ninh của trại giam thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.

Như vậy, việc tổ chức quản lý trại giam như sau:

+ Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của trại giam; quyết định việc thành lập, giải thể, sáp nhập, quản lý trại giam, phân trại giam trong trại giam; ban hành danh mục, tiêu chuẩn, định mức xây dựng các hạng mục công trình trại giam, hệ thống kiểm soát an ninh của trại giam thuộc Bộ Công an quản lý.

+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của trại giam; quyết định việc thành lập, giải thể, sáp nhập, quản lý trại giam, phân trại giam trong trại giam; ban hành danh mục, tiêu chuẩn, định mức xây dựng các hạng mục công trình trại giam, hệ thống kiểm soát an ninh của trại giam thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
5,624 lượt xem
Trại giam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của người có thẩm quyền tại cơ sở giam giữ và trại giam được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Buồng hạnh phúc ở trại giam là gì? Điều kiện để phạm nhân được gặp vợ, chồng ở buồng hạnh phúc là gì?
Pháp luật
Con ở trong tù, bố mẹ gửi thuốc bổ vào trạm giam cho con có được không? Gửi thuốc bổ cho phạm nhân có phải xin phép ai không?
Pháp luật
Danh mục đồ vật cấm đưa vào trại giam thì có được phép công khai hay không? Và danh mục đó bao gồm những đồ vật gì?
Pháp luật
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của trại giam có cần đáp ứng tiêu chuẩn nào về trình độ không? Cấu trúc tổ chức trại giam gồm những phần nào?
Pháp luật
Trại giam có quyền nhận tiền của thân nhân phạm nhân hay không? Tổ chức quản lý và bộ máy quản lý của trại giam gồm những thành phần nào?
Pháp luật
Con của người bị kết án có thể theo mẹ vào trại giam hay không? Trẻ em ở cùng mẹ trong trại giam được nhận những chế độ gì?
Pháp luật
Giám thị, Phó Giám thị quản lý trại giam có cần phải có trình độ đại học không? Trại giam được tổ chức như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp tại trại giam thuộc Bộ Quốc phòng thì phải đạt tiêu chuẩn gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trại giam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trại giam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào