Giám đốc Công ty TNHH một thành viên có được hưởng chế độ ốm đau không? Điều kiện hưởng chế độ ốm đau?

Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có được hưởng chế độ ốm đau không? Điều kiện để Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được hưởng chế độ ốm đau như thế nào? - câu hỏi của anh K.Đ (Bình Phước).

Giám đốc Công ty TNHH một thành viên có được hưởng chế độ ốm đau không?

Theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có giải thích về người quản lý doanh nghiệp như sau:

24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Theo điểm h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định một trong những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là: “Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương”.

Bên cạnh đó, theo điểm a khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định bảo hiểm xã hội bắt buộc có bao gồm chế độ ốm đau.

Ngoài ra, theo Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau
Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.

Theo đó, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được áp dụng chế độ ốm đau.

hưởng chế độ ốm đau

Giám đốc Công ty TNHH một thành viên có được hưởng chế độ ốm đau không? Điều kiện hưởng chế độ ốm đau? (Hình từ Internet)

Điều kiện để Giám đốc Công ty TNHH một thành viên được hưởng chế độ ốm đau như thế nào?

Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Theo đó, để được hưởng chế độ ốm đau thì Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cần đáp ứng các điều kiện quy định nêu trên.

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với Giám đốc Công ty TNHH một thành viên được tính như nào?

Theo Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) quy định về mức hưởng chế độ ốm đau như sau:

(1) Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau = (Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc /24 ngày) x 75 (%) x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau

- Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

(2) Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Trong đó:

- Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau:

+ Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

+ Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

+ Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

- Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề. Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng được tính theo công thức dưới đây nhưng tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau một tháng:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày của những ngày lẻ không trọn tháng = (Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc /24 ngày) x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Trong đó:

+ Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại điểm a khoản này.

+ Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

(3) Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.

Người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (bao gồm cả trường hợp nghỉ việc không hưởng tiền lương) thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp các tháng liền kề tiếp theo người lao động vẫn tiếp tục bị ốm và phải nghỉ việc thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

(4) Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

(5) Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, người lao động được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đóng cho người lao động.

(6) Không điều chỉnh mức hưởng chế độ ốm đau khi Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.

Chế độ ốm đau Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Chế độ ốm đau:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Sau khi thụ tinh ống nghiệm có được hưởng chế độ ốm đau không?
Pháp luật
Có trả lương cho người lao động trong những ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau hay không? Ngày nghỉ ốm đau có phải đóng bảo hiểm?
Pháp luật
Thời gian hưởng chế độ ốm đau dài ngày là bao lâu? Danh mục các bệnh dài ngày được hưởng chế độ ốm đau mới nhất 2024?
Pháp luật
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, hưởng chế độ thai sản gồm những gì? Để giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau khi nằm viện 06 ngày cần những gì và với mức lương 7.000.000 đồng thì được tính hưởng như thế nào?
Pháp luật
Có được hưởng chế độ ốm đau trong thời gian nghỉ không lương không? Nghỉ hưởng chế độ ốm đau khi đóng bảo hiểm xã hội được 6 năm bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Số ngày nghỉ tối đa đối với người bị bệnh trầm cảm được hưởng chế độ ốm đau là bao nhiêu ngày? Hồ sơ để hưởng chế độ ốm đau cần những gì?
Pháp luật
Có được hưởng dưỡng sức khi đi làm sớm sau ốm đau không? Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau cần những gì?
Pháp luật
Có giới hạn số ngày nghỉ ốm đau tối đa trong tháng không? Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau như thế nào?
Pháp luật
Số ngày nghỉ ốm đau chưa nghỉ có được bù vào năm sau không? Mức hưởng chế độ ốm đau được tính như thế nào?
Pháp luật
Có thể đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội cho nghỉ thêm hưởng chế độ ốm đau không? Người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho Công ty trong thời hạn bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chế độ ốm đau
1,372 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chế độ ốm đau

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chế độ ốm đau

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào