Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực an toàn kỹ thuật công nghiệp?
- Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực an toàn kỹ thuật công nghiệp không?
- Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương thực hiện trong lĩnh vực an toàn kỹ thuật công nghiệp tối đa bao nhiêu tháng?
- Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào về an toàn kỹ thuật công nghiệp?
Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực an toàn kỹ thuật công nghiệp không?
Phạm vi giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương được quy định tại Điều 2a Thông tư 30/2016/TT-BCT, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BCT như sau:
Phạm vi giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương
Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương gồm giám định tư pháp về các vấn đề chuyên môn thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực:
1. Năng lượng.
2. Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp.
3. Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.
4. An toàn kỹ thuật công nghiệp.
5. An toàn thực phẩm.
6. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
7. Thương mại điện tử.
8. Quản lý thị trường.
9. Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
10. Xúc tiến thương mại.
11. Các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương gồm giám định tư pháp về các vấn đề chuyên môn thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực:
- Năng lượng.
- Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp.
- Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.
- An toàn kỹ thuật công nghiệp.
- An toàn thực phẩm.
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
- Thương mại điện tử.
- Quản lý thị trường.
- Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Xúc tiến thương mại.
- Các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực an toàn kỹ thuật công nghiệp.
Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực an toàn kỹ thuật công nghiệp? (Hình từ Internet)
Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương thực hiện trong lĩnh vực an toàn kỹ thuật công nghiệp tối đa bao nhiêu tháng?
Thời hạn giám định tư pháp được quy định tại Điều 14a Thông tư 30/2016/TT-BCT, được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BCT như sau:
Thời hạn giám định tư pháp
1. Thời hạn giám định tư pháp:
a) Tối đa 03 tháng đối với các trường hợp quy định tại Điều 2a của Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này. Trường hợp giám định vụ việc có từ 02 nội dung giám định khác nhau trong lĩnh vực công thương quy định tại Điều 2a của Thông tư này trở lên hoặc có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng;
b) Tối đa 09 ngày đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định quy định tại khoản 5 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
c) Tối đa 01 tháng đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định quy định tại khoản 6 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
2. Thời hạn giám định tư pháp quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày Bộ Công Thương, Sở Công Thương nhận được quyết định của người trưng cầu giám định kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định; hoặc từ ngày giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được trưng cầu trực tiếp nhận được quyết định của người trưng cầu giám định kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định.
3. Trường hợp cần thiết, thời hạn giám định tư pháp có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa đối với loại việc đó.
Theo đó, thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực an toàn kỹ thuật công nghiệp tối đa 03 tháng, trừ trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
Trường hợp giám định vụ việc có từ 02 nội dung giám định khác nhau trong lĩnh vực công thương trở lên hoặc có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng;
Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào về an toàn kỹ thuật công nghiệp?
Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý và phát triển các ngành an toàn kỹ thuật công nghiệp theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP như sau:
Về an toàn kỹ thuật công nghiệp:
- Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi, thẩm quyền được giao;
- Quản lý hoạt động kỹ thuật an toàn thuộc phạm vi quản lý của bộ;
- Quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, hồ chứa quặng đuôi trong khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu nổ công nghiệp;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác ứng phó sự cố, ứng cứu khẩn cấp, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thuộc trách nhiệm của bộ;
- Quản lý hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?