Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 96/2022/NĐ-CP chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Bộ Công Thương

Số hiệu: 96/2022/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phạm Bình Minh
Ngày ban hành: 29/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 96/2022/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2022

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.

Điều 1. Vị trí và chức năng

Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nô công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin); cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; dịch vụ logistics; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ, của bộ và các nghị quyết, dự án, đề án, chương trình tổng kết theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia thuộc phạm vi các ngành, lĩnh vực do bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

3. Phê duyệt chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, chương trình phát triển, các dự án đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

4. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do bộ quản lý; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ; chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công nghiệp và thương mại.

5. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; tổ chức thực hiện đối với hoạt động đo lường, sở hữu trí tuệ và tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa, ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật.

6. Về năng lượng bao gồm: điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo và các năng lượng khác; quản lý nhu cầu điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:

a) Quản lý nhà nước theo thẩm quyền về đầu tư xây dựng các dự án năng lượng; tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện quy hoạch, tông họp báo cáo tình hình sản xuất và thực hiện dự án đầu tư lĩnh vực năng lượng;

b) Tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia;

c) Phê duyệt kế hoạch khai thác sớm tại các mỏ dầu khí; kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí; kế hoạch thu dọn mỏ dầu khí; quyết định thu hồi mỏ dầu khí trong trường hợp nhà thầu không tiến hành phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo thời gian quy định đã được phê duyệt; quyết định cho phép đốt bỏ khí đồng hành; quyết định gia hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về dầu khí;

d) Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và phân phối dầu khí (bao gồm: xăng dầu, khí tự nhiên, khí hóa lỏng và các sản phẩm dầu khí khác) theo quy định của pháp luật;

đ) Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than và cung cấp than cho sản xuất điện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;

e) Tổ chức đàm phán để ký kết các văn kiện, tài liệu trong lĩnh vực năng lượng (Hợp đồng BOT, Bảo lãnh Chính phủ, Hiệp định) theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Chính phủ;

g) Quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của pháp luật.

7. Về điều tiết diện lực:

a) Xây dựng các quy định về vận hành thị trường điện lực cạnh tranh và tổ chức thực hiện;

b) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cung cấp điện, kiểm tra và giám sát tình hình cung cấp điện và vận hành hệ thống điện để đảm bảo cân bằng cung cầu điện; nghiên cứu, đề xuất và quản lý các giải pháp thực hiện cân bằng cung cầu điện; hướng dẫn điều kiện, trình tự ngừng cấp điện, cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện; điều kiện, trình tự đấu nối vào hệ thống điện quốc gia;

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách giá điện;

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp lập khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện và phí điều hành giao dịch thị trường điện lực; phê duyệt phí điều độ vận hành hệ thống điện, phí điều hành giao dịch thị trường điện lực sau khi lấy ý kiến của Bộ Tài chính; phê duyệt khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện và giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện; kiểm tra hợp đồng mua bán điện có thời hạn giữa đơn vị phát điện và đơn vị mua điện, hợp đồng mua bán buôn điện có thời hạn theo quy định của Chính phủ;

đ) Giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực;

e) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực điện lực theo quy định của pháp luật.

8. Về hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp:

a) Quản lý nhà nước về hóa chất, tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp; hóa chất sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng theo quy định của pháp luật; hóa chất thuộc Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và thực thi các Công ước về hóa chất khác theo quy định; trừ các loại hóa chất, tiên chất thuốc nổ thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng và thuộc lĩnh vực an ninh thuộc thẩm quyền của Bộ Công an;

b) Quản lý và phát triển ngành công nghiệp hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, dự án phát triển công nghiệp hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình phát triển công nghiệp hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật;

c) Quản lý hoạt động nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp do các tổ chức khoa học và công nghệ hoặc doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp thực hiện.

9. Về công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ:

a) Quản lý và phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng), công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sinh học, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp điện tử (trừ công nghiệp công nghệ thông tin và công nghiệp công nghệ số) và công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin) theo quy định của pháp luật;

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, danh mục sản phẩm ưu tiên phát triển trong các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;

c) Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp theo quy định.

10. Về khuyến công, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch khuyến công, quản lý kinh phí khuyến công quốc gia;

b) Tổ chức thực hiện hoạt động phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp;

c) Tổ chức thực hiện hoạt động phát triển cụm công nghiệp, phối hợp xúc tiến đầu tư vào cụm công nghiệp; xây dựng chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật;

d) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

11. Về an toàn kỹ thuật công nghiệp:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi, thẩm quyền được giao;

b) Quản lý hoạt động kỹ thuật an toàn thuộc phạm vi quản lý của bộ;

c) Quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, hồ chứa quặng đuôi trong khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu nổ công nghiệp;

d) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác ứng phó sự cố, ứng cứu khẩn cấp, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thuộc trách nhiệm của bộ;

đ) Quản lý hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo thẩm quyền.

12. Về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, trong ngành Công Thương:

a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu thuộc phạm vi, thẩm quyền được giao;

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương phát triển ngành công nghiệp môi trường;

c) Thực hiện các hoạt động nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

13. Về thương mại và thị trường trong nước:

a) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về phát triển thương mại và thị trường trong nước; phát triển thương mại và bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu cho miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và đồng bào dân tộc theo quy định của pháp luật; về phương thức giao dịch và loại hình kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành điều tiết phân phối, lưu thông hàng hóa;

c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương quản lý và phát triển dịch vụ thương mại theo quy định của pháp luật;

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan điều hành giá đối với một số mặt hàng theo quy định của pháp luật;

đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng chính sách phát triển hạ tầng thương mại (bao gồm chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm đấu giá hàng hóa, trung tâm logistics, kho hàng hóa, trung tâm hội chợ, triển lãm, cửa hàng bán lẻ) theo quy định của pháp luật;

e) Quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

14. Về an toàn thực phẩm:

a) Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ;

b) Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;

c) Quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên (trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản);

d) Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối và các loại hình khác theo quy định của pháp luật.

15. Về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa:

a) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, thương mại biên giới và phát triển thị trường ngoài nước;

b) Quản lý về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa, thương mại biên giới, hoạt động ủy thác, ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu, đại lý mua bán, gia công, xuất xứ hàng hóa;

c) Tổng hợp tình hình, kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và thương mại biên giới theo quy định của pháp luật.

16. Về dịch vụ logistics

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics;

b) Điều phối, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội phát triển dịch vụ logistics.

17. Về phòng vệ thương mại:

a) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại bao gồm: Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; điều tra phòng vệ thương mại;

b) Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc trợ giúp hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp khi bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại) của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;

c) Thực hiện các công việc liên quan đến giải quyết các tranh chấp về các vụ kiện phòng vệ thương mại tại WTO và các tổ chức quốc tế.

18. Về thương mại điện tử và kinh tế số:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Chủ trì, phối hợp, tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử, chính sách và pháp luật điều chỉnh trong hoạt động thương mại điện tử;

b) Tổ chức thực hiện các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và định hướng phát triển những mô hình kinh doanh mới trên nền tảng ứng dụng thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực công thương;

c) Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động thương mại điện tử; quản lý, giám sát hoạt động thương mại điện tử và các mô hình hoạt động kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số theo quy định của pháp luật;

d) Thiết lập và vận hành những hạ tầng thiết yếu cho thương mại điện tử; xây dựng khung kiến trúc và nền tảng kỹ thuật dùng chung cho các mô hình kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực công thương;

đ) Xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ số trong ngành công thương, hỗ trợ doanh nghiệp liên kết thông qua chuỗi giá trị, phát triển thị trường thúc đẩy hoạt động xuất khẩu;

e) Thực hiện quản lý nhà nước về chuyển đổi số trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, phát triển kinh tế số ngành công thương.

19. Về quản lý thị trường:

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý thị trường theo quy định của pháp luật;

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật;

c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm khác thuộc lĩnh vực được giao quản lý theo quy định của pháp luật.

20. Về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp:

a) Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh; tiến hành tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định pháp luật;

b) Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của pháp luật.

21. Về xúc tiến thương mại:

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan, chính quyền địa phương xây dựng và thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, Chương trình Thương hiệu quốc gia theo quy định của pháp luật; xây dựng, tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định pháp luật;

b) Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động quảng cáo thương mại, thương hiệu, hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

c) Quản lý, theo dõi nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động xúc tiến thương mại hàng năm theo quy định của pháp luật;

d) Quản lý, chỉ đạo hoạt động của các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài; quản lý các Văn phòng đại diện các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

đ) Thiết lập, vận hành và phát triển hệ thống hạ tầng xúc tiến thương mại, hạ tầng số phục vụ xúc tiến thương mại.

22. Về hội nhập kinh tế quốc tế:

a) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế; thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam theo quy định của pháp luật;

b) Tổng hợp, xây dựng phương án và tổ chức nghiên cứu, đề xuất đàm phán, ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế song phương, đa phương hoặc khu vực về thương mại trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật, bao gồm đàm phán mới, sửa đổi, mở rộng và nâng cấp các điều ước quốc tế này; đàm phán các thoả thuận thương mại tự do; đàm phán các hiệp định hợp tác kinh tế quốc tế, các thỏa thuận mở rộng thị trường giữa Việt Nam với các nước, các khối nước hoặc vùng lãnh thổ;

c) Tổ chức nghiên cứu, đề xuất phương án, tổ chức, điều phối và giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các Hiệp định thương mại khác mà Việt Nam đã tham gia và các tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế khác theo phân công của Thủ tướng Chính phủ;

d) Tổ chức, điều phối và giám sát các hoạt động của các tổ chức tham gia hội nhập kinh tế quốc tế theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.

23. Về phát triển thị trường ngoài nước, hợp tác khu vực và song phương:

a) Tổ chức nghiên cứu, đàm phán, ký kết, gia nhập và thực thi các thỏa thuận và điều ước quốc tế song phương hoặc khu vực về hợp tác thương mại và công nghiệp trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhằm mở rộng thị trường giữa Việt Nam với các nước, các khối nước và vùng lãnh thổ;

b) Tổ chức thực hiện các nội dung hợp tác song phương, hợp tác khu vực và tiểu vùng thuộc phạm vi quản lý của bộ;

c) Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đề xuất thành lập, theo dõi và triển khai hoạt động của các Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp, Tiểu ban hỗn hợp, Nhóm công tác chung, các diễn đàn về kinh tế, thương mại, công nghiệp, các cơ chế hợp tác khu vực và song phương giữa Việt Nam và các nước, vùng lãnh thổ trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp;

d) Nghiên cứu thị trường, tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin chính sách, pháp luật về công nghiệp, thương mại, thương nhân trong và ngoài nước phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phát triển thị trường ngoài nước; phát hiện và tháo gỡ rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam; triển khai hoạt động hướng dẫn tiếp cận thị trường và hoạt động kết nối doanh nghiệp nhằm phát triển thị trường ngoài nước;

đ) Hướng dẫn hoạt động thương mại của các thương nhân Việt Nam ở nước ngoài;

e) Phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo công tác chuyên môn về thương mại đối với cán bộ biệt phái của bộ tại các Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;

g) Đầu mối giúp Chính phủ trong việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.

24. Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động hiện diện thương mại và đầu tư kinh doanh của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và theo quy định pháp luật, bao gồm:

a) Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

c) Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương.

25. Thực hiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận và các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

26. Thực hiện quản lý chất lượng các công trình công nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

27. Quản lý hàng dự trữ quốc gia theo phân công của Chính phủ.

28. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; triển khai hoạt động hợp tác công nghiệp và thương mại với các tổ chức quốc tế; xây dựng quan hệ đối tác với các công ty đa quốc gia; tiếp nhận và tổ chức quản lý, điều phối các khoản ODA và hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp theo quy định của pháp luật.

29. Về khoa học và công nghệ và Đổi mới sáng tạo:

a) Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

b) Xây dựng, quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số, phát triển ứng dụng công nghệ sinh học, nâng cao năng suất chất lượng trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương theo thẩm quyền;

c) Quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo; ứng dụng, đổi mới, chuyển giao công nghệ mới, công nghệ cao; đánh giá thẩm định công nghệ trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương theo thẩm quyền;

d) Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, tiêu chuẩn, quy chuẩn, đo lường, sở hữu trí tuệ, hoạt động sáng kiến trong phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.

30. Về dịch vụ công:

a) Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật;

b) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực;

c) Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức thực hiện dịch vụ công theo quy định của pháp luật.

31. Chủ trì giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư phát sinh trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, cam kết với nhà đầu tư nước ngoài được Bộ Công Thương chủ trì đàm phán, ký hoặc thay mặt Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đàm phán, ký.

32. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về thống kê, phân tích và dự báo thống kê ngành Công Thương; thực hiện thu thập, tổng hợp thông tin các chỉ tiêu thống kê quốc gia theo quy định của Luật Thống kê; thực hiện các Chương trình điều tra thống kê quốc gia thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương theo quy định của Luật Thống kê và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng Chương trình điều tra thống kê ngành Công Thương và tổ chức thực hiện.

33. Thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

34. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với hội, các tổ chức phi Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

35. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân và xử lý vi phạm hành chính theo chức năng quản lý nhà nước của bộ; thực hiện các hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại theo quy định của pháp luật.

36. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

37. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; khen thưởng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành Công Thương; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

38. Quản lý tài chính, tài sản được giao và quản lý, tổ chức thực hiện dự toán ngân sách của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật về đầu tư công.

39. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

1. Vụ Kế hoạch - Tài chính.

2. Vụ Khoa học và Công nghệ.

3. Vụ Thị trường châu Á - châu Phi.

4. Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ.

5. Vụ Chính sách thương mại đa biên.

6. Vụ Thị trường trong nước.

7. Vụ Dầu khí và Than.

8. Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững.

9. Vụ Tổ chức cán bộ.

10. Vụ Pháp chế.

11. Thanh tra Bộ.

12. Văn phòng Bộ.

13. Tổng cục Quản lý thị trường.

14. Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.

15. Cục Điều tiết điện lực.

16. Cục Công nghiệp.

17. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo.

18. Cục Phòng vệ thương mại.

19. Cục Xúc tiến thương mại.

20. Cục Công Thương địa phương.

21. Cục Xuất nhập khẩu.

22. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.

23. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.

24. Cục Hóa chất.

25. Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương.

26. Báo Công Thương.

27. Tạp chí Công Thương.

28. Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.

Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 24 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 25 đến khoản 28 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.

Vụ Chính sách thương mại đa biên được tổ chức 3 phòng, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi được tổ chức 3 phòng, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ được tổ chức 3 phòng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Chính phủ Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ: Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ.

Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ, trừ đơn vị quy định tại khoản 13, 14 Điều này.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2022; thay thế Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.

Điều 5. Điều khoản chuyển tiếp

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo các quy định pháp luật hiện hành cho đến khi Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Điều 6. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, TCCV (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Phạm Bình Minh

THE GOVERNMENT OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
-----------

No.: 96/2022/ND-CP

Hanoi, November 29, 2022

 

DECREE

DEFINING FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE OF VIETNAM

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Government’s Decree No. 123/2016/ND-CP dated September 01, 2016 defining the functions, tasks, powers and organizational structures of ministries and ministerial agencies, and the Government’s Decree No. 101/2020/ND-CP dated August 28, 2020 providing amendments to the Government’s Decree No. 123/2016/ND-CP dated September 01, 2016;

At the request of the Minister of Industry and Trade of Vietnam;

The Government promulgates this Decree to define the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade of Vietnam.

Article 1. Position and functions

The Ministry of Industry and Trade of Vietnam is a governmental agency in charge of performing the state management of industry and trade, including the following fields and sectors: Electricity, coal, oil and gas, new energy, renewable energy, chemicals, industrial explosives, mechanical engineering, metallurgy, mineral mining and processing industry, consumer industry, food industry, supporting industries, environment industry, high-tech industry (excluding information technology industry); industrial clusters, cottage industry clusters, industrial promotion; domestic trade; import, export and border trade; logistics services; foreign market development; market management; trade promotion; e-commerce; commercial services; international economic integration; competition, protection of consumer rights; trade remedies; public services rendered in sectors and fields within the scope of its management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The Ministry of Industry and Trade of Vietnam shall perform its tasks and powers as prescribed in the Government’s Decree No. 123/2016/ND-CP dated September 01, 2016 and the Government’s Decree No. 101/2020/ND-CP dated August 28, 2020, and the following specific tasks and powers:

1. Submit the following documents to the Government, including bills and draft resolutions of the National Assembly, draft ordinances and draft resolutions of the Standing Committee of the National Assembly, draft decrees of the Government under annual law-making programs and plans of the Government and of Ministries, as well as resolutions, projects, schemes and summary programs as assigned by the Government or the Prime Minister.

2. Submit annual, medium-term and long-term development strategies, plannings or plans to the Government or the Prime Minister for approval, and organize the implementation of the approved ones as prescribed; submit proposed investment guidelines for national target programs, and prefeasibility study reports on nationally significant projects in fields and sectors within the scope of its management to the Government or the Prime Minister for consideration.

3. Consider giving approval for development strategies, schemes, plans or programs, and development investment projects in fields and sectors within the scope of its management, as assigned and authorized by the Government or the Prime Minister.

4. Promulgate circulars, decisions, directives and other documents on state management of fields and sectors within the scope of its management; instruct, organize and inspect the implementation of legislative documents within the scope of its management; instruct and organize propagation, dissemination and education of laws on industry and trade.

5. Formulate national standards and promulgate national technical regulations, and technical – economic norms applied in fields and sectors within the scope of its management; organize measurement and intellectual property activities, and instruct, manage and inspect the quality of goods, products and conditional business sectors within the scope of its management in accordance with regulations of law.

6. Regarding energy, including electricity, coal, gas and oil, new energy, renewable energy and other energy; demand side management, economical and efficient use of energy:

a) Perform state management of energy investment and construction projects; carry out consolidation, analysis and assessment of implementation of plannings and results thereof; submit consolidated reports on production and execution of investment projects in the energy field within its competence;

b) Organize formulation and submission of national power development planning and its modifications to the Prime Minister for approval; organize formulation and submission of plans for implementation of the national power development planning and their modifications to the Prime Minister for approval; organize the implementation of the national power development planning;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Perform state management of production, trading and distribution of petroleum products (including gasoline, oil, natural gas, liquefied gas and other petroleum products) in accordance with regulations of law;

dd) Perform state management of coal production and trading, and coal supply for power generation within the scope of its management;

e) Organize negotiation to enter into official documents or instruments in energy field (such as BOT contracts, government guarantee agreements, and other agreements) in accordance with regulations of law and as authorized by the Government;

g) Perform state management of implementation of national programs on demand side management, economical and efficient use of energy in accordance with regulations of law.

7. Regarding electricity regulatory activities:

a) Formulate and organize the implementation of regulations on operation of competitive electricity market;

b) Direct the formulation of electric power supply plans, inspect and supervise the electric power supply and operation of electrical grids so as to ensure the balance of electricity supply and demand; do research, propose and manage solutions for balancing electricity supply and demand; provide guidance on conditions and procedures for temporary suspension or shutdown of electricity supply or reduction of electric power consumption; conditions and procedures for connection to the national electrical grid;

c) Play the leading role and cooperate with the Ministry of Finance of Vietnam in establishing and submitting the bracket of average retail electricity prices, the mechanism for adjustment of electricity prices and structure of retail electricity prices to the Government for consideration; organize the implementation of mechanisms and policies on electricity prices;

d) Play the leading role and cooperate with the Ministry of Finance of Vietnam in providing guidelines on methods for determination of electricity generation, wholesaling and transmission prices, prices of ancillary services, load dispatch service charges, and electricity market transaction management fees; consider giving approval of load dispatch service charges and electricity market transaction management fees after obtaining approval from the Ministry of Finance of Vietnam; consider giving approval of electricity generation, wholesaling and transmission prices, prices of ancillary services; inspect fixed-term power purchase agreements signed between electricity generating units and electricity purchasing units, and fixed-term wholesale power contracts in accordance with the Government’s regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Instruct and inspect the compliance with regulations of law and take actions against violations in electricity sector in accordance with regulations of law;

8. Regarding chemicals and industrial explosives:

a) Perform state management of chemicals, precursors used in industrial sector, explosive precursors and industrial explosives; chemicals used for production of consumer products in accordance with regulations of law; chemicals defined in the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction, and implement other Conventions on chemicals as prescribed, except chemicals and explosive precursors used in military and national defense sectors which will be managed by the Ministry of National Defence of Vietnam, and those in national security sectors which will be managed by the Ministry of Public Security of Vietnam;

b) Manage and develop chemical and industrial explosive industries; formulate and organize the implementation of strategies, plans and/or projects on development of chemical and industrial explosive industries; instruct, inspect and prepare consolidated reports on the development of chemical and industrial explosive industries in accordance with regulations of law;

c) Manage industrial explosives research, development and testing activities performed by science and technology organizations or industrial explosive manufacturers.

9. Regarding heavy industry and light industry:

a) Manage and develop mechanical engineering, metallurgy, mining and mineral processing industries (except types of minerals used for production of building materials and cement products), consumer industry, food industry, bioindustry, supporting industries, electronics industry (except information technology and digital technology industries) and high-tech industry (excluding information technology industry) in accordance with regulations of law;

b) Play the leading role and cooperate with relevant ministries and regulatory authorities in formulating and submitting mechanisms, policies and list of prioritized products in industrial sectors within the scope of its management to competent authorities for approval and promulgation;

c) Prepare consolidated reports on industrial production activities as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Formulate and organize the implementation of industrial promotion programs and plans; manage funding for national industrial promotion programs;

b) Organize activities to develop cottage industry, industrial and cottage industry villages;

c) Organize activities to develop industrial clusters, cooperation and promotion of investments in industrial clusters; formulate programs for supporting investment in infrastructure facilities of industrial clusters in accordance with regulations of law;

d) Discharge supporting tasks for development of small- and medium-sized enterprises (SMEs) in industrial and cottage industry sectors.

11. Regarding industrial safety techniques:

a) Perform state management of occupational safety and health issues within the ambit of its assigned tasks and powers;

b) Manage safety techniques-related activities within the scope of its management;

c) Manage safety of hydroelectric dams and reservoirs within the scope of its management, tailings ponds used in mining and processing of minerals and industrial explosives;

d) Direct, instruct and organize incident response, emergency response, disaster preparedness and response, search and rescue activities within the scope of its management;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



12. Regarding environmental protection and climate change response in the industry and trade branch:

a) Perform state management of environmental protection and climate change within the ambit of its assigned tasks and powers;

d) Play the leading role and cooperate with relevant ministries, regulatory authorities and local governments in developing environmental industry;

c) Perform climate change response activities within the scope of its management.

13. Regarding domestic market and trade:

a) Organize the implementation of mechanisms and policies on development of domestic market and trade; develop trade and ensure the balance of goods supply and demand, and the supply of essential commodities to mountainous regions, islands, remote and isolated areas, border regions and ethnic minorities in accordance with regulations of law; organize the implementation of mechanisms and policies on methods of transaction and business types in accordance with regulations of law;

b) Play the leading role and cooperate with relevant ministries and regulatory authorities in regulating the movement/distribution of goods;

c) Play the leading role and cooperate with relevant ministries, regulatory authorities and local governments in managing and developing commercial services in accordance with regulations of law;

d) Play the leading role and cooperate with the Ministry of Finance of Vietnam, and relevant ministries and regulatory authorities in managing prices of certain categories of goods in accordance with regulations of law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Perform state management of commodity trading on the Mercantile Exchange of Vietnam.

14. Regarding food safety:

a) Inspect the compliance with regulations on food safety in the course of production, processing, preservation, transport, import, export and sale of alcohol, beer, soft drinks, processed milk, vegetable oil, processed flour and starch products and other foods in accordance with the Government's regulations;

b) Inspect the compliance with regulations on food safety in respect of tools and materials used for packaging and containing foods in the course of production, processing and sale of foods within the scope of its management;

c) Inspect the compliance with regulations on food safety by establishments that do not engage in production but trade in different types of foods under the management of two or more Ministries (except wholesale markets and centers for auction of agricultural products);

d) Perform state management of food safety of supermarkets, shopping malls, convenience stores, establishments of the reserve and distribution system, and other business establishments in accordance with regulations of law.

15. Regarding import and export of goods:

a) Organize the implementation of mechanisms and policies on goods import and export, border trade and foreign market expansion;

b) Manage the import, export, temporary import for re-export, temporary export for re-import, trade merchanting, in-transit transport of goods, border trade, entrustment, entrusted import, entrusted export, sales agencies, processing and origin of goods;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



16. Regarding logistics services:

a) Play the leading role and cooperate with relevant ministries, regulatory authorities and local governments in formulating and organizing the implementation of policies and laws on logistics services;

b) Coordinate and assist ministries, regulatory authorities, local governments and trade associations in development of logistics services.

17. Regarding trade remedies:

a) Organize the implementation of regulations of law on trade remedies, including: anti-dumping, countervailing and safeguard measures against goods imported into Vietnam; measures against evasion of trade remedies; trade remedies investigation;

b) Play the leading role and cooperate with relevant ministries, regulatory authorities and local governments in assisting trade associations and enterprises subject to investigation or application of trade remedies (including anti-dumping, countervailing and safeguard measures, and measures against evasion of trade remedies) by foreign authorities against Vietnam’s exports;

c) Perform tasks relating to the settlement of disputes in trade remedy proceedings in WTO and other international organizations.

18. Regarding e-commerce and digital economy:

a) Perform state management of e-commerce. Play the leading role, cooperate, and organize the implementation of e-commerce development strategies, plans and programs, policies and laws governing e-commerce activities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Instruct and inspect e-commerce operations and the satisfaction of eligibility requirements to conduct e-commerce operations; manage and supervise e-commerce operations and digital technology applications-based business models in accordance with regulations of law;

d) Establish and operate infrastructure facilities used for serving e-commerce activities; establish the shared architecture framework and technical platform for digital technology applications-based business models in the industry and trade field;

dd) Build and develop e-commerce infrastructure and digital technology applications in the industry and trade branch, assist business linkages by means of value chains, develop market and promote export;

e) Perform state management of digital transformation in the fields and sectors within the scope of its management, and development of digital economy in the industry and trade branch.

19. Regarding market management:

a) Play the leading role and cooperate with relevant ministries, regulatory authorities and local governments in establishing and organizing operation of market surveillance forces in accordance with regulations of law;

b) Instruct and inspect the compliance with the laws and take actions against violations against regulations on goods trading and commercial services rendered in the market and other sectors in accordance with regulations of law;

c) Play the leading role and cooperate with relevant ministries, regulatory authorities and local governments in preventing and controlling smuggling, production and trading of counterfeits, prohibited goods, trade frauds and other acts of violation within the scope of its management in accordance with regulations of law.

20. Regarding competition and protection of consumer rights, multi-level marketing management:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Perform state management of protection of consumer rights in accordance with regulations of law;

c) Perform state management of multi-level marketing operations in accordance with regulations of law;

21. Regarding trade promotion:

a) Play the leading role and cooperate with Ministries, ministerial agencies, relevant authorities and local governments in formulating and implementing national programs on trade promotion, and national branding programs in accordance with regulations of law; plan and perform trade promotion activities in accordance with regulations of law;

b) Instruct and inspect contents and eligibility to engage in domestic and foreign activities of commercial advertising, branding, trade fairs, exhibitions, promotion, showrooms, product and service introduction in accordance with regulations of law;

c) Manage state budget-derived annual funding for performing trade promotion activities in accordance with the law regulations;

d) Manage and direct operation of Vietnam's trade promotion offices in foreign countries; manage representative offices of foreign trade promotion organizations in Vietnam in accordance with regulations of law;

dd) Establish, operate and develop trade promotion infrastructure facilities, and digital infrastructure serving trade promotion activities.

22. Regarding international economic integration:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Consolidate, formulate plans and organize study, propose negotiation, conclusion and accession to bilateral, multilateral or regional conventions on commerce within the scope of its management in accordance with regulations of law, including new negotiation, modification, expansion and update these conventions; negotiate free trade agreements; negotiate international economic cooperation agreements and market expansion agreements between Vietnam and foreign countries, country groups or territories;

c) Organize study, propose plans, organize, coordinate and supervise the performance of Vietnam’s international trade and economic rights and obligations at the World Trade Organization (WTO), the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN), the Asian- Pacific Economic Cooperation (APEC) forum, the Asia-Europe Meeting (ASEM), Free Trade Agreements (FTAs) and other commercial agreements to which Vietnam is a member, and other international economic organizations and forums as assigned by the Prime Minister of Vietnam;

d) Organize, coordinate and supervise operations of organizations joining international economic integration as assigned by the Prime Minister of Vietnam.

23. Regarding foreign market expansion, regional and bilateral cooperation:

a) Do research, negotiate, conclude, accede to and implement bilateral or regional conventions and agreements on trade and industrial cooperation within the scope of its competence as prescribed by law with the aim of market expansion between Vietnam and other countries, country groups and territories;

b) Organize the implementation of bilateral, regional and sub-regional cooperation contents within the scope of its management;

c) Play the leading role or cooperate with relevant ministries and authorities in proposing the establishment, inspection and development of operations of Vietnam’s sub-committees in Intergovernmental committees, Joint committees, Joint sub-committees, Joint working groups, economic, trade and industrial forums, bilateral and regional cooperation mechanisms between Vietnam and other countries or territories in trade and industrial fields;

d) Do market research, consolidate, analyze and provide information about policies, laws and industrial and trade matters, domestic and foreign businesspeople with the aims of serving the direction and management of foreign market expansion; discover and remove restraints on imports and exports of Vietnamese enterprises; develop enterprise connectivity activities so as to develop foreign market;

dd) Provide guidelines on commercial activities of Vietnamese businesspeople in foreign markets;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Act as a contact point assisting the Government in resolution of disputes about imposition of foreign trade management measures.

24. Perform state management of business and investment activities and commercial presences of foreign service providers and foreign investors in Vietnam in the industry and trade field in accordance with the law regulations, including:

a) Organize performance of state management tasks of goods trading and other activities directly related to goods trading of foreign service providers in accordance with regulations of law;

b) Organize performance of state management tasks of representative offices and branches of foreign businesspeople in Vietnam;

c) Perform state management of business and investment activities of foreign service providers and foreign-invested business entities in the fields under the management of the industry and trade branch.

25. Consider issuing, modifying, revoking and renewing licenses, certifications, confirmations and other documents in accordance with regulations of law within the scope of its management.

26. Carry out quality control of industrial works in the fields within the scope of its management in accordance with the law regulations.

27. Manage the national reserves as assigned by the Government.

28. Carry out international cooperation in the industry and trade field; develop industrial and trade cooperation activities with international organizations; establish the business relationships with multinational companies; receive and manage the use of ODA funds and technical assistance of foreign countries in the industry and trade field in accordance with regulations of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Formulate and promulgate, or request competent authorities to promulgate, and organize the implementation of mechanisms, policies, strategies and plans for science and technology development, technological innovation and technology transfer in the fields and sectors within the scope of its management;

b) Formulate, manage, instruct and organize the implementation of programs, schemes and tasks of scientific research, development and application of high technologies, advanced technologies and digital transformation, development of biotechnology applications, improvement of productivity and quality in the fields and sectors within the scope of its management;

c) Manage, instruct and organize innovation activities; apply, innovate and receive transfer of new technologies and high technologies; carry out assessment and appraisal of technologies in the fields and sectors within the scope of its management;

d) Organize the implementation of regulations of law on quality control of products and goods, standards, national technical regulations, measurement, intellectual property, and initiative activities within the scope of its management.

30. Regarding public services:

a) Perform state management of public services in the fields and sectors within the scope of its management in accordance with regulations of law;

b) Formulate and promulgate standards, procedures, national technical regulations, technical – economic norms on provision of public services in the fields and sectors within the scope of its management;

c) Instruct and assist the provision of public services in accordance with regulations of law.

31. Play the leading role in resolving investment disputes under contracts, agreements and commitments of which the Ministry of Industry and Trade of Vietnam has taken charge of, or acted on behalf of the State or Government of Vietnam to conduct, negotiation and conclusion with foreign investors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



33. Perform rights, responsibilities and obligations of the state owner towards state-owned enterprises and state capital invested in other enterprises in accordance with regulations of law.

34. Perform tasks and powers towards non-governmental organizations or associations within the scope of its management in accordance with regulations of law.

35. Conduct inspections and settle complaints and denunciations, perform anti-corruption and citizen reception tasks, and take actions against administrative violations within the ambit of its assigned functions; conduct specialized inspections in the industry and trade field in accordance with regulations of law.

36. Decide and instruct the implementation of its administrative reform programs according to the objectives and contents of the state administration reform programs approved by the Government or the Prime Minister.

37. Manage its organizational apparatus, payroll, officials and public employees; commend and reward, organize training activities so as to develop human resources in the industry and trade branch; implement salary regimes and policies on benefits and preferential treatment and enforce disciplinary measures against officials and public employees within the scope of its management in accordance with regulations of law.

38. Manage financial sources and assigned assets, and manage and organize the implementation of its state budget estimates in accordance with regulations of law on state budget, law on management and use of public property, and law on public investment.

39. Perform other tasks and powers as assigned by the Government or the Prime Minister and as prescribed by law.

Article 3. Organizational structure

1. Planning and Finance Department.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Asia-Africa Market Department.

4. European-American Market Department.

5. Multilateral Trade Policy Department.

6. Domestic Markets Department.

7. Oil, Gas and Coal Department.

8. Energy Efficiency and Sustainable Development Department.

9. Department of Personnel and Organization.

10. Department of Legal Affairs.

11. Ministry Inspectorate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



13. Directorate of Market Surveillance.

14. National Competition Commission.

15. Electricity Regulatory Authority of Vietnam.

16. Industry Agency.

17. Electricity and Renewable Energy Authority.

18. Trade Remedies Authority of Vietnam.

19. Vietnam Trade Promotion Agency.

20. Agency for Regional Industry and Trade.

21. Agency of Foreign Trade.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



23. Vietnam E-commerce and Digital Economy Agency.

24. Vietnam Chemicals Agency.

25. Vietnam Institute of Industrial and Trade Policy and Strategy.

26. Vietnam Economic News.

27. Trade and Industry Magazine.

28. Vietnam Institute for Industry and Trade Studying.

The organizations referred to in Clauses 1-24 of this Article shall assist the Minister of Industry and Trade of Vietnam in performing the state management functions; the organizations referred to in Clauses 25-28 are administrative units serving the Ministry’s state management functions.

Each of the Multilateral Trade Policy Department, the Asia-Africa Market Department, and the European-American Market Department may be comprised of up to 3 divisions.

The Minister of Industry and Trade of Vietnam shall submit the Decree defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the National Competition Commission to the Government for promulgation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The Minister of Industry and Trade of Vietnam shall stipulate functions, tasks, powers and organizational structures of its affiliated units, except those mentioned in Clauses 13, 14 of this Article.

Article 4. Effect

This Decree comes into force from December 01, 2022; supersedes the Government’s Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade of Vietnam.

Article 5. Transition

Vietnam Competition and Consumer Authority shall continue performing its functions, tasks, powers and organizational structure in accordance with regulations in force until the Government stipulates the functions, tasks, powers and organizational structure of the National Competition Commission.

Article 6. Responsibility for implementation

Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, and Chairpersons of provincial People’s Committees are responsible for the implementation of this Decree.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 96/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


19.148

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.37.222
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!