Gây gổ, chửi nhau trên xe khách có bị xử phạt không? Nếu có thì mức xử phạt là bao nhiêu?
Người đi xe khách có nghĩa vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 71 Luật Giao thông vận tải 2008 quy định về nghĩa vụ của người đi xe khách như sau:
“2. Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
a) Mua vé và trả cước, phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định;
b) Có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian đã thỏa thuận; chấp hành quy định về vận chuyển; thực hiện đúng hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe về các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
c) Không mang theo hành lý, hàng hóa mà pháp luật cấm lưu thông.”
Như vậy, người đi xe khách cần thực hiện những nghĩa vụ đã nêu trên.
Gây gổ, chửi nhau trên xe khách
Gây gổ, chửi nhau trên xe khách có bị xử phạt không? Nếu có thì mức xử phạt là bao nhiêu?
Theo khoản 1, khoản 3 Điều 32 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành khách đi xe vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông như sau:
(1) Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không chấp hành hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe về các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
- Gây mất trật tự trên xe.
(2) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Mang hóa chất độc hại, chất dễ cháy, nổ, hàng nguy hiểm hoặc hàng cấm lưu thông trên xe khách;
- Đu, bám vào thành xe; đứng, ngồi, nằm trên mui xe, nóc xe, trong khoang chở hành lý; tự ý mở cửa xe hoặc có hành vi khác không bảo đảm an toàn khi xe đang chạy.
(3) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa, xâm phạm sức khỏe của người khác đi trên xe, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
(4) Ngoài việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu hóa chất độc hại, chất dễ cháy, nổ, hàng nguy hiểm, hàng cấm lưu thông mang theo trên xe chở khách.
Như vậy, gây gổ, chửi nhau trên xe khách làm mất trật tự sẽ bị phạt từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng. Trường hợp có hành vi bạo lực xâm phạm sức khỏe của người khác đi trên xe thì bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Cảnh sát cơ động có quyền xử phạt người gây gổ, chửi nhau trên xe khách không?
Theo khoản 3 Điều 74 nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền của Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
- Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
+ Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm c khoản 8; khoản 9; khoản 10 Điều 5;
+ Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm l khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm m, điểm n, điểm o khoản 3; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 6;
+ Điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d khoản 3; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
+ Điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8;
+ Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 (trừ điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6 Điều 12);
+ Khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 4a, khoản 5 Điều 15;
+ Điều 18, Điều 20;
+ Điểm b khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm k khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6; khoản 7a Điều 23;
+ Điều 26, Điều 29;
+ Khoản 4, khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;
+ Điều 47, Điều 49, Điều 51 (trừ điểm d khoản 4 Điều 51), Điều 52, Điều 53 (trừ khoản 4 Điều 53), Điều 72, Điều 73.
Do đó, Cảnh sát cơ động có quyền xử phạt người gây gổ, chửi nhau trên xe khách.
Như vậy, gây gổ, chửi nhau trên xe khách làm mất trật tự sẽ bị phạt từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng. Trường hợp có hành vi bạo lực xâm phạm sức khỏe của người khác đi trên xe thì bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?