Dựa vào những căn cứ nào để xác định đâu là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng khi xảy ra tranh chấp tài sản?
Tài sản nào thuộc về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân?
Căn cứ Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chúng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như sau:
"Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
..."
Theo đó, tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Ngoài ra, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn cũng được xem là tài sản chung của vợ chồng.
Dựa vào những căn cứ nào để xác định đâu là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng khi xảy ra tranh chấp tài sản?
Những tài sản nào được xem là tài sản riêng của vợ chồng?
Căn cứ Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng như sau:
"Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này."
Ngoài ra, tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP cũng quy định về tài sản riêng của vợ chồng như sau:
"Điều 11. Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật
1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng."
Như vậy, từ những căn cứ pháp luật vừa nêu trên thì tài sản riêng của vợ chồng bao gồm:
- Tài sản mỗi người có trước khi kết hôn;
- Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
- Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng;
- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng và tài sản khác thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng;
- Tài sản hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng;
- Phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung.
Dựa vào những căn cứ nào để xác định đâu là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng khi xảy ra tranh chấp tài sản?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
"Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
...
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung."
Như vậy, khi có tranh chấp tài sản giữa vợ chồng thì cần phải có căn cứ để chứng minh tài sản đang tranh chấp là tài sản riêng. Trường hợp không chứng minh được thì tài sản đó được xem là tài sản chung của vợ chồng.
Cụ thể, để chứng minh tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì có thể căn cứ một số loại giấy tờ sau:
- Nếu là tranh chấp về tài sản có được trước thời kỳ hôn nhân thì phải chứng minh được là tài sản đó hình thành trước hôn nhân thông qua các loại hợp đồng mua bán, hóa đơn, chứng từ về việc mua bán, tặng cho… có được trước khi kết hôn;
- Tài sản trong thời kỳ hôn nhân nhưng đã được phân chia tài sản chung vợ chồng thông qua các văn bản phân chia tài sản chung vợ chồng. Trong đó, việc chia tài sản này phải được thể hiện thông qua văn bản.
- Nếu là tài sản có được từ thừa kế, tặng cho thì phải cung cấp được các giấy tờ liên quan đến việc thừa kế, tặng cho đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?