Đối với hộ dân thực hiện khai thác cát thì doanh nghiệp được phép thu mua cát vào thời điểm nào?
Đối với hộ dân thực hiện khai thác cát thì doanh nghiệp được phép thu mua cát vào thời điểm nào?
Theo các quy định pháp luật hiện hành thì không quy định thời điểm các doanh nghiệp được quyền thu mua cát từ các hộ dân thực hiện khai thác cát.
Chỉ có quy định pháp luật về thời gian thực hiện khai thác cát từ lòng sông từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, không được khai thác ban đêm và trong giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông còn quy định về thời gian khai thác trong năm (khoản 1 Điều 9 Nghị định 23/2020/NĐ-CP).
Do đó, đối với doanh nghiệp thu mua cát thì không bị ràng buộc về thời gian thu mua. Thay vào đó, doanh nghiệp thực hiện kinh doanh khoáng sản (cát) thì cần lưu ý đảm bảo điều kiện chung tại Điều 14 Nghị định 17/2020/NĐ-CP.
Về vấn đề khối lượng khai thác, giá và khối lượng bán cho doanh nghiệp:
- Về trữ lượng và công suất khai thác: Theo quy định tại Điều 54 Luật Khoáng sản 2010, hộ dân được quyền thực hiện khai thác cát thì trong giấy phép khai thác cát sẽ có quy định cụ thể về trữ lượng và công suất được phép khai thác. Vấn đề này chị phải kiểm tra lại giấy phép của các hộ dân.
Giấy phép khai thác khoáng sản
1. Giấy phép khai thác khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản;
b) Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
c) Trữ lượng, công suất, phương pháp khai thác khoáng sản;
d) Thời hạn khai thác khoáng sản;
đ) Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan.
2. Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
Trường hợp chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn khai thác là thời gian còn lại của Giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp trước đó.
- Về giá bán: Cát là loại khoáng sản không thuộc nhóm hàng hóa thực hiện cơ chế giá theo pháp luật về giá. Do đó, giá bán cát sẽ do bên bán và bên mua thỏa thuận trên cơ sở phù hợp với giá thị trường.
- Về khối lượng cát trong giao dịch với doanh nghiệp: Hiện hành pháp luật không quy định giới hạn khối lượng cát được phép giao dịch mua bán giữa hộ dân và doanh nghiệp, chỉ cần hộ dân đảm bảo cát được khai thác đúng theo quy định pháp luật hoặc cát kinh doanh có nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Khai thác cát (Hình từ Internet)
Hộ dân thực hiện khai thác cát có trách nhiệm như thế nào?
Hộ dân thực hiện khai thác cát có trách nhiệm được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 23/2020/NĐ-CP như sau:
- Xác định ranh giới khu vực khai thác; cắm mốc các điểm khép góc khu vực khai thác cát, sỏi lòng sông;
- Tên, loại phương tiện, thiết bị được sử dụng để khai thác, vận chuyển cát, sỏi và yêu cầu về đăng ký theo quy định của pháp luật giao thông đường thủy nội địa, pháp luật liên quan; việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và lưu trữ dữ liệu, thông tin về vị trí, hành trình di chuyển của phương tiện, thiết bị sử dụng để khai thác, vận chuyển cát, sỏi;
- Yêu cầu trong việc ký hợp đồng vận chuyển với các chủ phương tiện đủ điều kiện vận chuyển theo quy định của pháp luật trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác không trực tiếp vận chuyển cát, sỏi sau khai thác;
- Yêu cầu việc lắp đặt bảng thông báo tại bờ sông thuộc phạm vi khu vực khai thác để công khai thông tin Giấy phép khai thác, dự án khai thác cát, sỏi lòng sông với các nội dung: tọa độ, diện tích và sơ đồ phạm vi khu vực khai thác; thời gian khai thác; tên, phương tiện, thiết bị sử dụng để khai thác cát, sỏi;
- Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm về phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật.
Cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 8 Nghị định 23/2020/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông
Việc cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông phải bảo đảm các nguyên tắc khi cấp phép thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 40, khoản 1 Điều 53 Luật Khoáng sản và các nguyên tắc sau:
1. Được thực hiện thông qua hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản, trừ trường hợp thuộc khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
2. Trường hợp khu vực đề nghị cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông nằm giáp ranh từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, trước khi cấp phép, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép phải lấy ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là địa phương giáp ranh.
3. Trước khi cấp phép, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về đường thủy nội địa, phòng chống thiên tai, thủy lợi và đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?