Đối tượng nào phải tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy? Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ quy định như thế nào?
Đối tượng nào phải tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy?
Đối tượng phải tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy căn cứ khoản 1 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP cụ thể:
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;
b) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
c) Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
d) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
đ) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
e) Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
...
Theo đó, đối tượng phải tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy sau:
- Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
- Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
- Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
- Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
- Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
- Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
Mẫu đề nghị kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở huấn luyện mới nhất?
Mẫu đề nghị kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở huấn luyện căn cứ theo Mẫu số PC21 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP cụ thể:
Mẫu đề nghị kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở huấn luyện mới nhất tại đây.
Nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy (Hình từ Internet)
Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được quy định như thế nào?
Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy quy định khoản 3 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP cụ thể:
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
...
2. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;
b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
c) Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;
d) Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
a) Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và 32 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và tối thiểu 16 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Theo đó, thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:
- Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu:
Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
- Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và 32 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
- Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và tối thiểu 16 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tội nhận hối lộ gây thiệt hại hơn 234 tỷ đồng xử phạt hình sự theo khung nào? Trường hợp án tử hình được chuyển thành tù chung thân?
- Mẫu giấy phép xây dựng công trình theo tuyến là mẫu nào? Tải về mẫu giấy phép xây dựng công trình theo tuyến?
- Mẫu Đơn đề nghị gia hạn thời hạn đăng ký xe mới nhất hiện nay? Tải mẫu? Người trúng đấu giá biển số xe được gia hạn thời hạn đăng ký xe khi nào?
- Thành viên Hội đồng quản trị Hợp tác xã sau khi bãi nhiệm thì còn chịu trách nhiệm với những quyết định trước đó không?
- Nguyên tắc làm việc Cục Hàng không Việt Nam được quy định ra sao? Cách thức giải quyết công việc của Lãnh đạo Cục HKVN?