Doanh nghiệp xả thải trái phép vào môi trường có bị xử phạt không? Xử phạt như thế nào?
Trách nhiệm bảo vệ môi trường của cá nhân và tổ chức
Định nghĩa môi trường và ô nhiễm môi trường được quy định tại khoản 1 và khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
- Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Về nguyên tắc, căn cứ vào Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020 được quy định cụ thể như sau:
- Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
- Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
- Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
- Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh, chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.
- Bảo vệ môi trường phải phù hợp vái quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường theo Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định cụ thể như sau:
- Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.
- Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
- Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.
- Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Che giấu, hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch, thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
- Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Việc xả thải trái phép và gây hậu quả nguy hại tới môi trường là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào mức độ, tính chất thì sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xả nước thải ra môi trường (Hình từ internet)
Xử phạt hành chính liên quan đến việc gây ô nhiễm môi trường
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cụ thể như sau:
1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: giấy phép môi trường; giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; giấy phép tiếp cận nguồn gen; giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; quyết định công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen; quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen (sau đây gọi chung là giấy phép) hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;
c) Việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn đối với cơ sở hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp hành vi vi phạm của cơ sở không gây ô nhiễm môi trường hoặc cơ sở đã chấm dứt hành vi vi phạm hoặc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm do hành vi vi phạm hành chính gây ra. Thời điểm đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn được tính từ thời điểm cơ quan nhà nước đã giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu giao nhiệm vụ, chỉ định đơn vị hoặc lựa chọn được nhà thầu khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định sau đây:
a) Buộc phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo quy định; buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu do vi phạm hành chính gây ra;
b) Buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; buộc phải phá dỡ công trình, thiết bị để pha loãng chất thải và phải xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; buộc phá dỡ, di dời công trình, cây trồng; buộc phá dỡ công trình, nhà ở trái phép;
c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định; buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật; buộc phải thực hiện biện pháp giảm thiểu độ rung đạt quy chuẩn kỹ thuật;
d) Buộc tái xuất máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển đã qua sử dụng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chất thải nhập khẩu từ nước ngoài; buộc tái xuất toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; buộc tái xuất lô hàng chứa sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Buộc tiêu hủy máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển đã qua sử dụng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chất thải nhập khẩu từ nước ngoài; buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại; tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen chưa được cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen hoặc giấy chứng nhận an toàn sinh học; buộc tiêu hủy các chất và thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm; buộc tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường;
g) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
Đối với vi phạm hành chính quy định tại: điểm g khoản 1, điểm g khoản 2 Điều 10; điểm g, h khoản 1, điểm g, h khoản 2, điểm g, h khoản 3 Điều 11; điểm a, b khoản 1, điểm a, b khoản 2 Điều 13; điểm d, đ khoản 2, điểm d, đ khoản 3, điểm d, đ khoản 4 Điều 14; điểm g, h khoản 3, điểm h, i khoản 4 Điều 15 Nghị định này làm phát sinh nước thải chưa qua xử lý ra môi trường thì số lợi bất hợp pháp được tính bằng tổng lưu lượng nước thải đã xả ra môi trường chưa qua xử lý xác định trong thời gian vi phạm tính theo m3 (trường hợp không xác định được thải lượng nước thải thì thải lượng nước thải được tính theo lưu lượng tối đa ngày đêm ghi trong các hồ sơ theo thứ tự ưu tiên như sau: kết luận thanh tra, kết quả kiểm toán, hồ sơ cấp giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần, báo cáo đánh giá tác động môi trường) nhân với giá dịch vụ xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành tính theo đồng/m3 (trong trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh không ban hành thì áp dụng giá dịch vụ xử lý nước thải của khu công nghiệp có khoảng cách gần nhất so với tổ chức vi phạm).
Đối với vi phạm hành chính quy định tại: điểm g khoản 1, điểm g khoản 2 Điều 10; điểm g, h khoản 1, điểm g, h khoản 2, điểm g, h khoản 3 Điều 11; điểm a, b khoản 1, điểm a, b khoản 2 Điều 13; điểm d, đ khoản 2, điểm d, đ khoản 3, điểm d, đ khoản 4 Điều 14; điểm g, h khoản 3, điểm h, i khoản 4 Điều 15 Nghị định này làm phát sinh khí thải chưa qua xử lý ra môi trường thì số lợi bất hợp pháp được tính bằng lưu lượng khí thải tính theo m3/giờ (trường hợp không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, không vận hành hệ thống xử lý khí thải thì lưu lượng khí thải được xác định theo lưu lượng tối đa trong một giờ ghi trong các hồ sơ theo thứ tự ưu tiên như sau: kết luận thanh tra, kết quả kiểm toán, hồ sơ cấp giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần, báo cáo đánh giá tác động môi trường) nhân với thời gian vi phạm tính theo giờ và nhân với chi phí cho việc vận hành hệ thống xử lý khí thải trong một giờ gồm: điện, nước, nhân công, hóa chất và vật tư tiêu hao tính theo đồng/m3.
Đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 16; điểm a khoản 4, 5 Điều 17; khoản 4, 7 Điều 46 thì số lợi bất hợp pháp là toàn bộ số tiền mà tổ chức, cá nhân thu được khi thực hiện hành vi vi phạm.
h) Buộc phải thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật; buộc hủy kết quả thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính;
i) Buộc phải thực hiện biện pháp thu gom, lưu giữ và quản lý an toàn chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị đã nhập khẩu, sản xuất và sử dụng có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định và báo cáo đã khắc phục xong hậu quả vi phạm;
k) Buộc chuyển giao chất thải cho đơn vị có chức năng xử lý; buộc chuyển giao các chất và thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát cần xử lý theo đúng quy định cho đơn vị có chức năng xử lý và chịu mọi chi phí phát sinh;
l) Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp; buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường; buộc phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường; buộc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường; buộc chi trả chi phí tổ chức ứng phó sự cố chất thải, chi phí phục hồi môi trường; buộc phải bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra theo quy định; buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả trong thời hạn 01 tháng; buộc phải chuyển số tiền còn lại về quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đối với địa phương chưa có quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh trong thời hạn 06 tháng; buộc phải hoàn trả số tiền sử dụng sai mục đích trong thời hạn 01 tháng; buộc nộp số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế tương ứng tỷ lệ tái chế bắt buộc chưa hoàn thành hoặc số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế tương ứng với tỷ lệ tái chế không đáp ứng quy cách tái chế bắt buộc vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; buộc nộp số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế còn thiếu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; buộc nộp số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế tương ứng với tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc phải thực hiện vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; buộc chấm dứt hợp đồng thực hiện tái chế, hợp đồng ủy quyền tổ chức tái chế và nộp số tiền hỗ trợ tái chế tương ứng với tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để thực hiện trách nhiệm tái chế; buộc nộp số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải còn thiếu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
m) Buộc di dời dự án, cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các trường hợp vi phạm mà địa điểm đang thực hiện dự án, cơ sở không phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; buộc phải xây dựng, lắp đặt công trình bảo vệ môi trường theo quy định;
n) Buộc lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính cho (các) năm nộp chậm, nộp thiếu và chịu mọi phí tổn phát sinh nếu có; buộc xây dựng quy trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ an toàn theo quy định; buộc phải lập đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp cơ sở trong thời hạn 06 tháng; buộc báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định;
o) Buộc cung cấp thông tin đúng, đầy đủ trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính; buộc công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định; buộc công khai thông tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo quy định; buộc thực hiện đăng ký kế hoạch tái chế, gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế, báo cáo kết quả tái chế theo quy định; buộc phải cung cấp, công bố thông tin; buộc phải nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; buộc gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải theo quy định.
4. Không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại các điểm a, c, g và l khoản 3 Điều này khi không có đủ căn cứ xác định hậu quả hoặc không có đủ căn cứ xác định số lợi bất hợp pháp thu được hoặc không có đủ căn cứ xác định số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định do hành vi vi phạm hành chính đó gây ra.
Truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến việc gây ô nhiễm môi trường
Căn cứ tại khoản 5 Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 58 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về pháp nhân thương mại nếu có hành vi gây ô nhiễm môi trường tùy vào mức độ, tính chất của hành vi mà sẽ bị xử phạt cụ thể như sau:
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 58 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 58 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 12.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 58 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, thì bị phạt tiền từ 12.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, trong một số trường hợp pháp nhân vi phạm các quy định về việc bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật thì có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện chung về nhân sự của tổ chức thiết kế thẩm tra thiết kế xây dựng? Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế thẩm tra thiết kế hạng 1?
- Phương thức xếp loại hiệu quả hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân là gì? Quỹ hỗ trợ nông dân phải báo cáo kết quả đánh giá đến ai?
- Đánh giá hợp quy sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 2 được thực hiện theo phương thức nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em mới nhất? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thì thời gian nộp lệ phí môn bài khi hết thời gian được miễn như thế nào?