Doanh nghiệp viễn thông cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới?
- Doanh nghiệp viễn thông cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam khi phát hiện nội dung thông tin vi phạm thì phải báo cáo cho Bộ Thông tin và Truyền thông khi nào?
- Doanh nghiệp viễn thông cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới?
- Người sử dụng tại Việt Nam khi phát hiện thông tin do tổ chức nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có những quyền và nghĩa vụ nào?
Doanh nghiệp viễn thông cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam khi phát hiện nội dung thông tin vi phạm thì phải báo cáo cho Bộ Thông tin và Truyền thông khi nào?
Doanh nghiệp viễn thông cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam khi phát hiện nôi dung thông tin vi phạm thì phải báo cáo cho Bộ Thông tin và Truyền thông khi nào, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 38/2016/TT-BTTTT như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam có trách nhiệm báo cáo ngay cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) bằng văn bản, điện thoại hoặc thư điện tử có địa chỉ [email protected] trong thời gian 03 (ba) giờ kể từ khi phát hiện nội dung thông tin vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP
…
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp viễn thông cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam có trách nhiệm báo cáo ngay cho Bộ Thông tin và Truyền thông trong thời gian 03 giờ kể từ khi phát hiện nội dung thông tin vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP.
Doanh nghiệp viễn thông cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp viễn thông cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới?
Doanh nghiệp viễn thông cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 38/2016/TT-BTTTT như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam
…
2. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm:
a) Triển khai các biện pháp kỹ thuật cần thiết để thực thi các quy định tại Điều 5 Thông tư này theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông. Thời gian hoàn thành chậm nhất không quá 03 (ba) giờ kể từ khi nhận được yêu cầu;
b) Thực hiện việc báo cáo lượng truy cập của người sử dụng tại Việt Nam tới các trang thông tin điện tử cung cấp thông tin công cộng qua biên giới theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
3. Doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) về việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam để cung cấp thông tin công cộng cho người sử dụng tại Việt Nam theo định kỳ 06 tháng một lần vào ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
a) Nội dung thông báo gồm: Tên doanh nghiệp cho thuê chỗ, địa chỉ và điểm đặt thiết bị, pháp nhân của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê chỗ, thời hạn thuê, số lượng thiết bị, dung lượng kết nối internet;
b) Thông báo được gửi bằng một trong các hình thức: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu chính hoặc gửi thư điện tử tại địa chỉ [email protected];
c) Chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc, doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam phải thực hiện thông báo bổ sung trong trường hợp có thay đổi thông tin đã thông báo theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này.
Theo đó, trong việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới thì doanh nghiệp viễn thông cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam có các trách nhiệm sau:
- Triển khai các biện pháp kỹ thuật cần thiết để thực thi các quy định tại Điều 5 Thông tư này theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông. Thời gian hoàn thành chậm nhất không quá 03 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu;
- Thực hiện việc báo cáo lượng truy cập của người sử dụng tại Việt Nam tới các trang thông tin điện tử cung cấp thông tin công cộng qua biên giới theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
Người sử dụng tại Việt Nam khi phát hiện thông tin do tổ chức nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có những quyền và nghĩa vụ nào?
Người sử dụng tại Việt Nam khi phát hiện thông tin do tổ chức nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có những quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 38/2016/TT-BTTTT như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng tại Việt Nam
Người sử dụng tại Việt Nam khi phát hiện thông tin do tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP có quyền và nghĩa vụ sau:
1. Thông báo thông tin vi phạm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Thông báo vi phạm cho Bộ Thông tin và Truyền thông bằng một trong các hình thức sau đây: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu chính hoặc qua thư điện tử tại địa chỉ [email protected].
3. Khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền tại Việt Nam nếu thông tin vi phạm gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng tại Việt Nam khi phát hiện thông tin do tổ chức nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có những quyền và nghĩa vụ sau:
- Thông báo thông tin vi phạm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Thông báo vi phạm cho Bộ Thông tin và Truyền thông bằng một trong các hình thức sau đây: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu chính hoặc qua thư điện tử tại địa chỉ [email protected].
- Khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền tại Việt Nam nếu thông tin vi phạm gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 ra sao?
- Yêu cầu học vấn đối với hiệu trưởng trường trung cấp là gì? Hiệu trưởng trường trung cấp tư thục là công chức hay viên chức?
- Công trình xây dựng quy mô nhỏ chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng đúng không?
- Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính khi giáo viên trường mầm non xúc phạm danh dự trẻ em được xác định như thế nào?
- Doanh nghiệp chế xuất có phải khu phi thuế quan không? Ưu đãi đối với doanh nghiệp chế xuất theo Nghị định 35?