Doanh nghiệp thực hiện vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia theo thứ tự ưu tiên quy định ra sao?
- Doanh nghiệp thực hiện vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia theo thứ tự ưu tiên quy định ra sao?
- Việc giao nhận hàng hóa trên đường sắt quốc gia thì doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức nào?
- Việc kiểm tra tên và trạng thái hàng hóa vận tải bằng đường sắt quốc gia được thực hiện ra sao?
Doanh nghiệp thực hiện vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia theo thứ tự ưu tiên quy định ra sao?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT quy định thứ tự ưu tiên trong vận tải hàng hóa như sau:
Thứ tự ưu tiên trong vận tải hàng hóa
Doanh nghiệp thực hiện vận tải hàng hóa theo thứ tự ưu tiên sau đây:
1. Hàng hóa vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Hàng hóa không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này thì hàng hóa nhận trước được vận chuyển trước, hàng hóa nhận sau được vận chuyển sau.
3. Hàng hóa cùng nhận được vào một thời điểm thì theo thứ tự sau:
a) Hàng nguy hiểm; thi hài, hài cốt;
b) Động vật sống, hàng mau hỏng, hàng nhanh giảm trọng lượng;
c) Các loại hàng hóa khác không thuộc loại quy định trên do doanh nghiệp quy định.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, doanh nghiệp thực hiện vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia theo thứ tự ưu tiên sau đây:
- Hàng hóa vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hàng hóa không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này thì hàng hóa nhận trước được vận chuyển trước, hàng hóa nhận sau được vận chuyển sau.
- Hàng hóa cùng nhận được vào một thời điểm thì theo thứ tự sau:
+ Hàng nguy hiểm; thi hài, hài cốt;
+ Động vật sống, hàng mau hỏng, hàng nhanh giảm trọng lượng;
+ Các loại hàng hóa khác không thuộc loại quy định trên do doanh nghiệp quy định.
Doanh nghiệp thực hiện vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia theo thứ tự ưu tiên quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Việc giao nhận hàng hóa trên đường sắt quốc gia thì doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức nào?
Theo quy định tại Điều 26 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Giao nhận hàng hóa
1. Tùy theo tính chất của hàng hóa, doanh nghiệp và người thuê vận tải có thể thỏa thuận, lựa chọn một trong các hình thức giao nhận sau:
a) Giao nhận theo số lượng đơn vị hàng hóa bằng cách kiểm đếm;
b) Giao nhận theo thể tích: Dùng dụng cụ đo lường để xác định thể tích hàng hóa trên toa xe;
c) Giao nhận theo trọng lượng: Dùng cân để xác định trọng lượng hàng hóa có trên toa xe;
d) Giao nhận nguyên toa: Bằng dấu hiệu niêm phong toa xe còn nguyên vẹn;
đ) Giao nhận theo đặc điểm của hàng hóa do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng vận tải;
e) Các hình thức khác do người thuê vận tải và doanh nghiệp thỏa thuận.
2. Hàng hóa được coi như đã nhận chở khi người thuê vận tải giao đủ hàng cho doanh nghiệp và nhận lại chứng từ giao nhận hàng có đầy đủ chữ ký của hai bên. Bắt đầu từ thời điểm này (đối với hàng hóa không có người áp tải) trách nhiệm trông coi, bảo vệ an toàn đối với hàng hóa hoàn toàn thuộc doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 25 Thông tư này.
Theo đó, việc giao nhận hàng hóa trên đường sắt quốc gia thì người thuê vận tải có thể lựa chọn một trong các hình thức sau đây:
- Giao nhận theo số lượng đơn vị hàng hóa bằng cách kiểm đếm;
- Giao nhận theo thể tích: Dùng dụng cụ đo lường để xác định thể tích hàng hóa trên toa xe;
- Giao nhận theo trọng lượng: Dùng cân để xác định trọng lượng hàng hóa có trên toa xe;
- Giao nhận nguyên toa: Bằng dấu hiệu niêm phong toa xe còn nguyên vẹn;
- Giao nhận theo đặc điểm của hàng hóa do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng vận tải;
- Các hình thức khác do người thuê vận tải và doanh nghiệp thỏa thuận.
Việc kiểm tra tên và trạng thái hàng hóa vận tải bằng đường sắt quốc gia được thực hiện ra sao?
Theo quy định tại Điều 25 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Kiểm tra tên và trạng thái hàng hóa
1. Khi nhận hàng, doanh nghiệp phải kiểm tra tên, trọng lượng hàng hóa đã ghi trong tờ khai gửi hàng, trên bao bì, chằng buộc của kiện hàng của người thuê vận tải. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu người thuê vận tải mở bao bì để kiểm tra khi có nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin trong tờ khai gửi hàng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Đối với hàng hóa đã được đóng gói xếp lên toa xe và niêm phong kẹp chì do người thuê vận tải thực hiện, doanh nghiệp chỉ căn cứ vào thông tin trên tờ khai gửi hàng mà không phải kiểm tra tên, trọng lượng, quy cách đóng gói và trạng thái của hàng hóa. Sau khi nhận chuyên chở, nếu các cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra về tính xác thực các thông tin trên tờ khai gửi hàng, doanh nghiệp có quyền mở niêm phong kẹp chì, bao gói để phối hợp kiểm tra, đồng thời phải báo ngay cho người thuê vận tải biết. Nếu phát hiện sai so với các thông tin trên tờ khai gửi hàng về loại hàng, trọng lượng, quy cách đóng gói và trạng thái của hàng hóa thì mọi chi phí phát sinh do người thuê vận tải chịu.
3. Doanh nghiệp kiểm tra phát hiện hàng hóa sai khác với các thông tin đã ghi trong tờ khai gửi hàng không đúng với thực tế, doanh nghiệp yêu cầu người thuê vận vận tải kiểm kê lại hàng hóa và khai đúng tên hàng theo quy định thì được tiếp nhận vận chuyển. Trường hợp người thuê vận tải không thực hiện kê khai lại hàng hóa đúng với tên hàng, doanh nghiệp có quyền từ chối vận chuyển.
Như vậy, việc kiểm tra tên và trạng thái hàng hóa vận tải bằng đường sắt quốc gia được thực hiện như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?