Kỳ hạn vận chuyển hàng hóa trên đường sắt quốc gia được tính từ khi nào? Hàng hóa được coi như vận chuyển đúng kỳ hạn khi nào?
Kỳ hạn vận chuyển hàng hóa trên đường sắt quốc gia được tính từ khi nào?
Kỳ hạn vận chuyển hàng hóa trên đường sắt quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT như sau:
Kỳ hạn vận chuyển
1. Kỳ hạn vận chuyển được tính từ khi doanh nghiệp nhận hàng hóa và hoàn tất thủ tục ở ga gửi cho đến khi doanh nghiệp báo tin hàng đến cho người nhận hàng, bao gồm những thời gian sau đây:
a) Thời gian ở ga gửi;
b) Thời gian chạy trên đường;
c) Thời gian ở ga đến.
2. Kỳ hạn vận chuyển được thỏa thuận trong hợp đồng vận tải. Nếu không có thỏa thuận trong hợp đồng thì kỳ hạn vận chuyển được xác định theo quy định tại các Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
3. Thời gian chạy trên đường được tính từ 0 (không) giờ sau ngày doanh nghiệp nhận chở và được quy định như sau:
a) Hàng nguyên toa: Cứ 300 km hoặc không đủ 300 km tính là 01 ngày;
b) Hàng lẻ: Cứ 250 km hoặc không đủ 250 km tính là 01 ngày.
4. Thời gian ở ga gửi tính là 01 ngày; thời gian giao hàng ở ga đến tính là 01 ngày.
...
Như vậy, theo quy định, kỳ hạn vận chuyển hàng hóa trên đường sắt quốc gia được tính từ khi doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa nhận hàng hóa và hoàn tất thủ tục ở ga gửi cho đến khi doanh nghiệp báo tin hàng đến cho người nhận hàng.
Bao gồm những thời gian sau đây:
(1) Thời gian ở ga gửi;
(2) Thời gian chạy trên đường;
(3) Thời gian ở ga đến.
Kỳ hạn vận chuyển hàng hóa trên đường sắt quốc gia được tính từ khi nào? (Hình từ Internet)
Hàng hóa được coi như vận chuyển đúng kỳ hạn khi nào?
Thời điểm hàng hóa được coi như vận chuyển đúng kỳ hạn được quy định tại khoản 6 Điều 31 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT như sau:
Kỳ hạn vận chuyển
...
5. Thời gian chạy trên đường quy định tại Khoản 3 Điều này được cộng thêm thời gian thực tế tàu phải đỗ hoặc toa xe phải dừng lại trong những trường hợp sau đây:
a) Tắc đường do nguyên nhân bất khả kháng;
b) Kiểm dịch hoặc chăm sóc động thực vật;
c) Bổ sung các điều kiện để bảo quản hàng hóa đối với hàng tươi sống hoặc hàng mau hỏng;
d) Sửa chữa, bổ sung, gia cố hàng hóa xô lệch, bao bì hư hỏng không do lỗi của doanh nghiệp;
đ) Hàng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giữ lại để xử lý theo quy định.
6. Hàng hóa được coi như vận chuyển đúng kỳ hạn khi hàng tới ga đến vào ngày cuối cùng của kỳ hạn vận chuyển và doanh nghiệp đã báo tin hàng đến cho người nhận hàng.
7. Nếu quá kỳ hạn vận chuyển, doanh nghiệp phải trả các chi phí phát sinh do quá kỳ hạn vận chuyển theo thỏa thuận trong hợp đồng vận tải.
8. Doanh nghiệp được quyền rút ngắn kỳ hạn vận chuyển quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này hoặc kỳ hạn vận chuyển đã thỏa thuận trong hợp đồng vận tải và phải thông báo cho người thuê vận tải biết để nhận hàng, nếu người thuê vận tải không đến nhận thì doanh nghiệp vận tải phải có trách nhiệm bảo quản hàng hóa theo hợp đồng đã thỏa thuận.
Như vậy, theo quy định, hàng hóa được coi như vận chuyển đúng kỳ hạn khi hàng tới ga đến vào ngày cuối cùng của kỳ hạn vận chuyển và doanh nghiệp đã báo tin hàng đến cho người nhận hàng.
Nếu quá kỳ hạn vận chuyển hàng hóa thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa phải chịu những chi phí nào?
Trường hợp quá kỳ hạn vận chuyển hàng hóa được quy định tại khoản 7 Điều 31 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT như sau:
Kỳ hạn vận chuyển
...
5. Thời gian chạy trên đường quy định tại Khoản 3 Điều này được cộng thêm thời gian thực tế tàu phải đỗ hoặc toa xe phải dừng lại trong những trường hợp sau đây:
a) Tắc đường do nguyên nhân bất khả kháng;
b) Kiểm dịch hoặc chăm sóc động thực vật;
c) Bổ sung các điều kiện để bảo quản hàng hóa đối với hàng tươi sống hoặc hàng mau hỏng;
d) Sửa chữa, bổ sung, gia cố hàng hóa xô lệch, bao bì hư hỏng không do lỗi của doanh nghiệp;
đ) Hàng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giữ lại để xử lý theo quy định.
6. Hàng hóa được coi như vận chuyển đúng kỳ hạn khi hàng tới ga đến vào ngày cuối cùng của kỳ hạn vận chuyển và doanh nghiệp đã báo tin hàng đến cho người nhận hàng.
7. Nếu quá kỳ hạn vận chuyển, doanh nghiệp phải trả các chi phí phát sinh do quá kỳ hạn vận chuyển theo thỏa thuận trong hợp đồng vận tải.
8. Doanh nghiệp được quyền rút ngắn kỳ hạn vận chuyển quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này hoặc kỳ hạn vận chuyển đã thỏa thuận trong hợp đồng vận tải và phải thông báo cho người thuê vận tải biết để nhận hàng, nếu người thuê vận tải không đến nhận thì doanh nghiệp vận tải phải có trách nhiệm bảo quản hàng hóa theo hợp đồng đã thỏa thuận.
Như vậy, theo quy định, nếu quá kỳ hạn vận chuyển hàng hóa thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa phải trả các chi phí phát sinh do quá kỳ hạn vận chuyển theo thỏa thuận trong hợp đồng vận tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?