Doanh nghiệp tạm dừng hoạt động kinh doanh thì tài sản cố định của doanh nghiệp có được trích khấu hao không?

Cho anh hỏi các tài sản nào trong doanh nghiệp có thể được xác định là tài sản cố định vô hình? Doanh nghiệp đầu tư nâng cấp tài sản cố định thì có được tính tăng thêm nguyên giá tài sản không? Doanh nghiệp tạm dừng hoạt động thì tài sản có được khấu hao hay không? Câu hỏi của anh Tuấn (Tp.HCM).

Các tài sản nào của doanh nghiệp có thể được xác định là tài sản cố định vô hình?

Theo điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định căn cứ vào mục đích sử dụng của tài sản cố định, doanh nghiệp tiến hành phân loại tài sản cố định thành tài sản hữu hình và vô hình, trong đó tài sản được phân loại thành tài sản cố định vô hình gồm:

- Quyền sử dụng đất,;

- Quyền phát hành;

- Bằng sáng chế phát minh;

- Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;

- Sản phẩm, kết quả của cuộc biểu diễn nghệ thuật;

- Bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng;

- Tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá;

- Kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;

- Bí mật kinh doanh;

- Nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý;

- Giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

Doanh nghiệp tạm dừng hoạt động kinh doanh thì tài sản cố định của doanh nghiệp có được trích khấu hao không?

Doanh nghiệp tạm dừng hoạt động kinh doanh thì tài sản cố định của doanh nghiệp có được trích khấu hao không? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp đầu tư nâng cấp tài sản cố định thì có được tính tăng thêm nguyên giá tài sản không?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định:

Đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định:
1. Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
2. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.
Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.
3. Các chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vô hình so với mức hoạt động ban đầu, thì được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ. Các chi phí khác liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Theo quy định trên thì các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của tài sản cố định đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Doanh nghiệp tạm dừng hoạt động kinh doanh thì tài sản cố định của doanh nghiệp có được trích khấu hao không?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (Được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) có quy định như sau:

Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
...
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...
2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
...
e) Một số trường hợp cụ thể được xác định như sau:
...
- Trường hợp tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 09 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Doanh nghiệp phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tạm dừng tài sản cố định khi cơ quan thuế yêu cầu.

Như vậy theo quy định trên đối với doanh nghiệp tạm dừng hoạt động kinh doanh thì tài sản cố định của doanh nghiệp vẫn sẽ được trích khấu hao.

Tuy nhiên thời gian tạm dừng phải dưới 12 tháng và sau đó tài sản cố định vẫn được tiếp tục đưa vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

41,684 lượt xem
Tài sản cố định Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Tài sản cố đình:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thủ tục thanh lý tài sản cố định bị hư hỏng
Pháp luật
Mẫu báo cáo kê khai tài sản cố định khác của đơn vị, doanh nghiệp (ngoài nhà, đất, xe ô tô) theo Thông tư 72 của Bộ Quốc phòng ra sao?
Pháp luật
Hạch toán tăng giảm tài sản cố định theo quy định nào? Mẫu File excel quản lý tăng giảm tài sản cố định dành cho doanh nghiệp?
Pháp luật
Mẫu bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định và chi phí trả trước mới nhất? Nguyên tắc quản lý tài sản cố định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu thẻ tài sản cố định theo Thông tư 72/2024 Bộ Quốc phòng từ ngày 1/01/2025 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Biên bản kiểm kê tài sản cố định của hợp tác xã? Hướng dẫn ghi mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định của hợp tác xã?
Pháp luật
Hình thức, nội dung báo cáo kê khai tài sản cố định Bộ Quốc phòng từ ngày 1/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
File Excel Bảng kiểm kê tài sản cố định dành cho doanh nghiệp mới nhất? Những lưu ý khi lập bảng kiểm kê tài sản cố định?
Pháp luật
Mẫu quản lý tăng giảm tài sản cố định mới nhất? File excel mẫu quản lý tăng giảm tài sản cố định ở đâu?
Pháp luật
Tải mẫu Biên bản đánh giá lại tài sản cố định theo Thông tư 200? Tải về ở đâu? Hướng dẫn cách ghi?
Pháp luật
Thẻ tài sản cố định theo Thông tư 200? Hướng dẫn cách ghi Thẻ tài sản cố định? Mục đích của Thẻ tài sản cố định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản cố định

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài sản cố định

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào