Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí có quyền thiết lập quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện hay không? Điều lệ quỹ hưu trí cần có những nội dung gì?
Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí có quyền thiết lập quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện hay không?
Căn cứ khoản 3, khoản 6 Điều 3 Nghị định 88/2016/NĐ-CP, quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện và doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí được hiểu như sau:
"3. Quỹ hưu trí là tên viết tắt của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện, là quỹ tài chính để thực hiện chương trình hưu trí, được hình thành từ sự đóng góp của người tham gia quỹ và người sử dụng lao động.
[...]
6. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí là doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện."
Đồng thời, khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Nghị định 88/2016/NĐ-CP có quy định liên quan đến vấn đề này như sau:
"Điều 13. Thiết lập quỹ hưu trí
1. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí theo quy định tại Nghị định này được thiết lập quỹ hưu trí theo các quy định tại Nghị định này.
2. Căn cứ vào nhu cầu của người tham gia quỹ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí tự quyết định về số lượng quỹ hưu trí và Mục tiêu đầu tư quỹ hưu trí phù hợp với quy định tại Điều 20 Nghị định này."
Như vậy, quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện (gọi tắt là quỹ hưu trí) là quỹ tài chính để thực hiện chương trình hưu trí, được hình thành từ sự đóng góp của người tham gia quỹ và người sử dụng lao động.
Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí thì sẽ được quyền thiết lập quỹ hưu trí theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí có quyền thiết lập quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện hay không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí thiết lập quỹ hưu trí theo nguyên tắc nào?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 88/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí tiến hành thành lập quỹ hưu trí theo quy định sau:
"Điều 13. Thiết lập quỹ hưu trí
[...]
3. Đối với mỗi quỹ được thành lập, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải:
a) Xây dựng và ban hành Điều lệ quỹ hưu trí. Điều lệ quỹ hưu trí do doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí quyết định trên cơ sở đảm bảo các nội dung cơ bản quy định tại Điều 14 Nghị định này;
b) Lựa chọn và ký hợp đồng với 01 tổ chức lưu ký để thực hiện lưu ký tài sản quỹ hưu trí và các nghĩa vụ quy định tại Điều 15 Nghị định này;
c) Lựa chọn và ký hợp đồng với 01 ngân hàng giám sát để thực hiện giám sát hoạt động quản lý quỹ hưu trí và các nghĩa vụ quy định tại Điều 16 Nghị định này."
Theo đó, đối với mỗi quỹ hưu trí được thành lập, doanh nghiệp hưu trí phải đảm bảo đáp ứng được các quy định nêu trên.
Điều lệ quỹ hưu trí do doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí ban hành cần có những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 88/2016/NĐ-CP về điều lệ quỹ hưu trí có nêu cụ thể như sau:
"Điều 14. Điều lệ quỹ hưu trí
1. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải ban hành Điều lệ để thiết lập quỹ hưu trí bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Tên quỹ hưu trí;
b) Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
c) Tổ chức lưu ký;
d) Ngân hàng giám sát;
đ) Các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan (nếu có);
e) Mục tiêu, chính sách đầu tư của quỹ hưu trí theo quy định tại Điều 20 Nghị định này và quy trình, thủ tục thay đổi chính sách đầu tư (nếu có);
g) Quyền và nghĩa vụ của người tham gia quỹ, người sử dụng lao động, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, tổ chức lưu ký, ngân hàng giám sát và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan (nếu có);
h) Điều Khoản về chuyển tài Khoản hưu trí cá nhân giữa các quỹ hưu trí được quản lý bởi cùng một doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
i) Điều Khoản về thay đổi doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
k) Lựa chọn và thay đổi tổ chức lưu ký, ngân hàng giám sát và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan (nếu có);
l) Nguyên tắc phân bổ chi phí hoạt động của quỹ hưu trí cho từng tài Khoản hưu trí cá nhân;
m) Phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí và của mỗi tài Khoản hưu trí cá nhân;
n) Quy chế giải quyết tranh chấp;
o) Các trường hợp đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ;
p) Chế độ thông tin báo cáo;
q) Giải thể quỹ hưu trí;
r) Cam kết của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, tổ chức lưu ký, ngân hàng giám sát và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan (nếu có) về việc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều lệ quỹ;
s) Thể thức tiến hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ hưu trí.
2. Điều lệ quỹ hưu trí phải được trình bày rõ ràng, dễ hiểu và công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí."
Như vậy, khi thiết lập quỹ hưu trí và ban hành nội dung điều kiệ của quỹ hưu trí, doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng được các quy định của pháp luật hiện hành, trong đó có nguyên tắc thành lập và nội dung điều lệ quỹ hưu trí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?