Doanh nghiệp quản lý Quỹ hưu trí là gì? Điều lệ để thiết lập quỹ hưu trí do doanh nghiệp quản lý Quỹ hưu trí thành lập gồm nội dung gì?
Doanh nghiệp quản lý Quỹ hưu trí là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 88/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích thuật ngữ
Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Tài sản quỹ hưu trí là tập hợp số dư của các tài Khoản hưu trí cá nhân của người lao động tham gia cùng một chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện, được hình thành từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động.
6. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí là doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện.
7. Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh là tên rút gọn của Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện theo quy định tại Điều 37 Nghị định này.
...
Như vậy, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí là doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện.
Doanh nghiệp quản lý Quỹ hưu trí là gì? Điều lệ để thiết lập quỹ hưu trí do doanh nghiệp quản lý Quỹ hưu trí thành lập gồm nội dung gì? (hình từ internet)
Điều lệ để thiết lập quỹ hưu trí do doanh nghiệp quản lý Quỹ hưu trí thành lập gồm nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 88/2016/NĐ-CP thì doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải ban hành Điều lệ để thiết lập quỹ hưu trí bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Tên quỹ hưu trí;
- Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
- Tổ chức lưu ký;
- Ngân hàng giám sát;
- Các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan (nếu có);
- Mục tiêu, chính sách đầu tư của quỹ hưu trí theo quy định tại Điều 20 Nghị định này và quy trình, thủ tục thay đổi chính sách đầu tư (nếu có);
- Quyền và nghĩa vụ của người tham gia quỹ, người sử dụng lao động, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, tổ chức lưu ký, ngân hàng giám sát và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan (nếu có);
- Điều Khoản về chuyển tài Khoản hưu trí cá nhân giữa các quỹ hưu trí được quản lý bởi cùng một doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
- Điều Khoản về thay đổi doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
- Lựa chọn và thay đổi tổ chức lưu ký, ngân hàng giám sát và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan (nếu có);
- Nguyên tắc phân bổ chi phí hoạt động của quỹ hưu trí cho từng tài Khoản hưu trí cá nhân;
- Phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí và của mỗi tài Khoản hưu trí cá nhân;
- Quy chế giải quyết tranh chấp;
- Các trường hợp đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ;
- Chế độ thông tin báo cáo;
- Giải thể quỹ hưu trí;
- Cam kết của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, tổ chức lưu ký, ngân hàng giám sát và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan (nếu có) về việc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều lệ quỹ;
- Thể thức tiến hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ hưu trí.
Lưu ý: Điều lệ quỹ hưu trí phải được trình bày rõ ràng, dễ hiểu và công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí.
Hoạt động kế toán quỹ hưu trí của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí gồm những gì?
Kế toán quỹ hưu trí được quy định tại Điều 21 Nghị định 88/2016/NĐ-CP như sau:
Kế toán quỹ hưu trí
1. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải thực hiện kế toán quỹ hưu trí bao gồm:
a) Hạch toán toàn bộ hoạt động thu chi của quỹ hưu trí;
b) Xây dựng và cập nhật quy trình, phương pháp xác định giá trị tài sản ròng quỹ hưu trí;
c) Xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí;
d) Lập báo cáo tài chính quỹ.
2. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải chịu trách nhiệm đối với người tham gia quỹ về tính chính xác của việc hạch toán, kế toán quỹ hưu trí quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí có thể tự thực hiện dịch vụ hoặc ký hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán để thực hiện kế toán quỹ hưu trí theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Chi phí hoạt động của quỹ hưu trí bao gồm các Khoản chi phí cơ bản sau:
a) Chi phí quản lý tài sản trả cho doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
b) Chi phí lưu ký tài sản quỹ hưu trí trả cho tổ chức lưu ký;
c) Chi phí giám sát quỹ hưu trí trả cho ngân hàng giám sát;
d) Chi phí dịch vụ thuê ngoài (nếu có);
đ) Chi phí dự thảo, in ấn, gửi bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt, báo cáo tài chính, xác nhận giao dịch, sao kê tài Khoản và các tài liệu khác cho người tham gia quỹ; chi phí công bố thông tin của quỹ hưu trí;
e) Chi phí liên quan đến thực hiện các giao dịch tài sản của quỹ.
Như vậy, hoạt động kế toán quỹ hưu trí của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí gồm:
- Hạch toán toàn bộ hoạt động thu chi của quỹ hưu trí;
- Xây dựng và cập nhật quy trình, phương pháp xác định giá trị tài sản ròng quỹ hưu trí;
- Xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí;
- Lập báo cáo tài chính quỹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?