Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu được lưu giữ tối đa tại Việt Nam trong thời gian bao nhiêu lâu?
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu phải có cầu cảng chuyên dụng đủ các tiêu chí gì?
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu phải có cầu cảng chuyên dụng đủ các tiêu chí được quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, nội dung như sau:
Xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu
...
2. Chỉ có thương nhân có Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
...
Và căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Điều kiện đối với thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu
Thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được Bộ Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu:
...
2. Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy nghìn tấn (7.000 tấn), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng từ năm (05) năm trở lên.
...
Theo quy định trên,chỉ có thương nhân có Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được tạm nhập tái xuất.
Vì vậy, doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu cần phải có cầu cảng chuyên dụng đủ các tiêu chí tương tự như điều kiện về cầu cảng chuyên dụng của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, như sau:
- Nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam.
- Bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy nghìn tấn (7.000 tấn).
- Thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng từ năm (05) năm trở lên.
Tạm nhập tái xuất xăng dầu (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu gồm những loại hình nào?
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu gồm những loại hình được quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, nội dung như sau:
Xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu
...
4. Kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu gồm những loại hình sau:
a) Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu xăng dầu ra khỏi Việt Nam.
b) Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam và bán xăng dầu cho thương nhân thuộc các khu vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam như khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, khu bảo thuế, khu thương mại công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong đó quy định quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các khu vực này với nội địa là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định khác.
...
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu gồm những loại hình sau:
- Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu xăng dầu ra khỏi Việt Nam.
- Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam và bán xăng dầu cho thương nhân thuộc các khu vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam.
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu được lưu giữ tối đa tại Việt Nam trong thời gian bao nhiêu lâu?
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu được lưu giữ tối đa tại Việt Nam trong thời gian bao nhiêu lâu phải căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 38/2014/TT-BCT,được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 17/2021/TT-BCT, nội dung như sau:
Kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu
...
3. Thời gian xăng dầu kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu giữ tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương hoặc các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế
...
Dẫn chiếu đến khoản 4 Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, nội dung như sau:
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
...
4. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.
Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.
...
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu được lưu giữ tối đa tại Việt Nam trong thời gian 120 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập.
Trong đó bao gồm tối đa 60 ngày khi chưa gia hạn và 02 lần gia hạn tối đa 30 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?