Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không có bộ phận phụ trách công tác an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định thì bị phạt như thế nào?
- Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không có bộ phận phụ trách công tác an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định thì bị phạt như thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không có bộ phận phụ trách công tác an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt là bao lâu?
- Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị có những quyền và nghĩa vụ nào?
Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không có bộ phận phụ trách công tác an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định thì bị phạt như thế nào?
Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không có bộ phận phụ trách công tác an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định thì bị phạt theo điểm c khoản 2 Điều 70 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh đường sắt
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị thực hiên một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không bố trí người phụ trách công tác an toàn, người chịu trách nhiệm chính về quản lý, kỹ thuật khai thác vận tải hoặc có bố trí nhưng không đủ điều kiện theo quy định;
b) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không bố trí người phụ trách bộ phận an toàn, người quản lý doanh nghiệp hoặc có bố trí nhưng không đủ điều kiện theo quy định;
c) Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không bố trí người phụ trách bộ phận an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc có bố trí nhưng không đủ điều kiện theo quy định;
d) Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không bố trí người phụ trách bộ phận an toàn vận tải đường sắt, người quản lý, điều hành doanh nghiệp hoặc có bố trí nhưng không đủ điều kiện theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị thực hiên một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không có bộ phận phụ trách công tác an toàn vận tải đường sắt theo quy định;
b) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không có bộ phận phụ trách công tác an toàn theo quy định;
c) Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không có bộ phận phụ trách công tác an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định;
d) Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không có bộ phận phụ trách công tác an toàn vận tải đường sắt theo quy định.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không có bộ phận phụ trách công tác an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Kinh doanh đường sắt đô thị (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không có bộ phận phụ trách công tác an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không có bộ phận phụ trách công tác an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không có bộ phận phụ trách công tác an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt là 01 năm.
Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị có những quyền và nghĩa vụ nào?
Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 74 Luật Đường sắt 2017 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị
1. Thực hiện quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt theo quy định tại Điều 51 và Điều 53 của Luật này.
2. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị có những quyền và nghĩa vụ tại Điều 51 và Điều 53 Luật Đường sắt 2017.
Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?