Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị đưa vào vận hành đường sắt không có giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị bị phạt bao nhiêu tiền?
- Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị đưa vào vận hành đường sắt không có giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị bị phạt bao nhiêu tiền?
- Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị đưa vào vận hành đường sắt không có giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị có bị đình chỉ vận hành?
- Thực hiện thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị theo trình tự như thế nào?
Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị đưa vào vận hành đường sắt không có giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị bị phạt bao nhiêu tiền?
Chế tài xử phạt doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị đưa vào vận hành đường sắt không có giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị được quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quản lý an toàn đường sắt đô thị
1. Phạt tiền từ 20.000.0000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Đưa vào vận hành, khai thác đường sắt đô thị không có Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có nhưng hết hiệu lực.
...
Theo đó, phạt tiền từ 20.000.0000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị đưa vào vận hành đường sắt không có giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị.
Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị đưa vào vận hành đường sắt không có giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị đưa vào vận hành đường sắt không có giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị có bị đình chỉ vận hành?
Chế tài xử phạt doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị đưa vào vận hành đường sắt không có giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị được quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quản lý an toàn đường sắt đô thị
...
2. Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ vận hành, khai thác từ 01 tháng đến 03 tháng.
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị đưa vào vận hành đường sắt không có giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị có thể bị đình chỉ vận hành, khai thác từ 01 tháng đến 03 tháng.
Thực hiện thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị theo trình tự như thế nào?
Trình tự thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị được quy định tại Điều 12 Thông tư 31/2018/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Thông tư 32/2020/TT-BGTVT) như sau:
Trình tự thực hiện thẩm định
1. Chủ đầu tư lập 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 10 gửi Cục Đường sắt Việt Nam, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, Cục Đường sắt Việt Nam có thông báo tiếp nhận hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này; đồng thời sao gửi hồ sơ tới Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Cục Đăng kiểm Việt Nam.
2. Các Cục tiếp nhận hồ sơ tiến hành thẩm định theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này, sau hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Cục Đăng kiểm Việt Nam gửi Thông báo kết quả thẩm định theo mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này đến Cục Đường sắt Việt Nam.
3. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được các Thông báo kết quả thẩm định, nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, Cục Đường sắt Việt Nam tổng hợp kết quả thẩm định chuyển cho Chủ đầu tư để bổ sung, hoàn thiện.
Theo đó, thực hiện thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị theo trình tự như sau:
- Chủ đầu tư lập 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 31/2018/TT-BGTVT gửi Cục Đường sắt Việt Nam, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, Cục Đường sắt Việt Nam có thông báo tiếp nhận hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 31/2018/TT-BGTVT (được bổ sung bởi khoản 15 Điều 2 Thông tư 32/2020/TT-BGTVT); đồng thời sao gửi hồ sơ tới Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Cục Đăng kiểm Việt Nam.
- Các Cục tiếp nhận hồ sơ tiến hành thẩm định theo quy định tại Điều 11 Thông tư 31/2018/TT-BGTVT, sau hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Cục Đăng kiểm Việt Nam gửi Thông báo kết quả thẩm định theo mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này đến Cục Đường sắt Việt Nam.
- Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được các Thông báo kết quả thẩm định, nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 31/2018/TT-BGTVT. Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, Cục Đường sắt Việt Nam tổng hợp kết quả thẩm định chuyển cho Chủ đầu tư để bổ sung, hoàn thiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?