Doanh nghiệp khi tổ chức khám sức khỏe định kỳ không có hạng mục khám chuyên khoa phụ sản đối với lao động nữ thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Có bao nhiêu nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động?
- Khi người lao động được tổ chức khám sức khỏe định kỳ thì lao động nữ có được khám chuyên khoa phụ sản hay không?
- Doanh nghiệp khi tổ chức khám sức khỏe định kỳ không có hạng mục khám chuyên khoa phụ sản đối với lao động nữ thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Có bao nhiêu nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động?
Căn cứ tại Điều 5 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động như sau:
Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.
3. Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, có tổng cộng 03 nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Khi người lao động được tổ chức khám sức khỏe định kỳ thì lao động nữ có được khám chuyên khoa phụ sản hay không?
Khi người lao động được tổ chức khám sức khỏe định kỳ thì lao động nữ có được khám chuyên khoa phụ sản hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Như vậy, khi người lao động được tổ chức khám sức khỏe định kỳ hằng năm thì lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản.
Đặc biệt, đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Từ đó, nếu người lao động nữ thuộc trường hợp trên thì khi khám sức khỏe theo định kỳ 06 tháng một lần cũng sẽ được khám chuyên khoa phụ sản đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp khi tổ chức khám sức khỏe định kỳ không có hạng mục khám chuyên khoa phụ sản đối với lao động nữ thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới như sau:
Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo một trong các trường hợp sau: tuyển dụng; bố trí; sắp xếp việc làm; đào tạo; thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương; các chế độ khác;
b) Không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy rằng mặc dù điểm a khoản 1 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP không chỉ ra cụ thể trường hợp “không có hạng mục khám chuyên khoa phụ sản” sẽ bị áp dụng chế tài,
Tuy nhiên, đối với quy định “các chế độ khác” trong điều khoản này có thể căn cứ vào khoản 1 Điều 78 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về quyền làm việc bình đẳng của người lao động, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới như sau:
Quyền làm việc bình đẳng của người lao động, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới
1. Quyền bình đẳng của người lao động:
a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương, khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ốm đau, thai sản, các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần;
b) Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới về các lĩnh vực quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trong quan hệ lao động.
Từ đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng của lao động nữ thông qua việc thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, cụ thể là thực hiện các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần.
Hay nói cách khác, hạng mục khám chuyên khoa phụ sản có được xem là một chế độ phúc lợi khác về vật chất. Và đây có thể là một trong những biện pháp mà doanh nghiệp thực hiện bảo đảm bình đẳng giới.
Tóm lại, doanh nghiệp khi tổ chức khám sức khỏe định kỳ không có hạng mục khám chuyên khoa phụ sản đối với lao động nữ, doanh nghiệp có thể bị xem là không đảm bảo bình đẳng giới, đối với hành vi này, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?