Doanh nghiệp được vay để góp vốn thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài không? Nếu được thì phải đáp ứng các điều kiện nào?
- Doanh nghiệp được vay để góp vốn thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài không?
- Doanh nghiệp muốn được vay để góp vốn thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện nào?
- Thời hạn cho vay giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp để góp vốn thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài là bao lâu?
- Mức cho vay để góp vốn thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài là bao nhiêu?
Doanh nghiệp được vay để góp vốn thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài không?
Doanh nghiệp được vay để góp vốn thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài không, thì theo quy định tại Điều 2 Thông tư 36/2018/TT-NHNN như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức tín dụng bao gồm:
a) Ngân hàng thương mại;
b) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
c) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Khách hàng là nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn (không bao gồm tổ chức tín dụng). Đối với nhà đầu tư là hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, khi tham gia quan hệ vay vốn thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn.
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 36/2018/TT-NHNN như sau:
Nhu cầu vay vốn đầu tư ra nước ngoài
Tổ chức tín dụng xem xét cho khách hàng vay đối với các nhu cầu sau:
1. Góp vốn điều lệ để thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
2. Góp vốn để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) ở nước ngoài.
3. Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài.
4. Nhu cầu vốn để thực hiện đầu tư ra nước ngoài theo hình thức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn thi hành.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp được vay để góp vốn thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài.
Doanh nghiệp được vay để góp vốn thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp muốn được vay để góp vốn thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện nào?
Doanh nghiệp muốn được vay để góp vốn thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 5 Thông tư 36/2018/TT-NHNN như sau:
- Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật.
- Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép.
Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư.
- Có dự án, phương án đầu tư ra nước ngoài được tổ chức tín dụng đánh giá là khả thi và khách hàng có khả năng trả nợ tổ chức tín dụng.
- Có 2 năm liên tiếp không phát sinh nợ xấu tính đến thời điểm đề nghị vay vốn.
Thời hạn cho vay giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp để góp vốn thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài là bao lâu?
Thời hạn cho vay giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp để góp vốn thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài được quy định tại Điều 8 Thông tư 36/2018/TT-NHNN như sau:
Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng cung ứng vốn trung, dài hạn của tổ chức tín dụng, thời hạn đầu tư của dự án, thời gian còn lại của Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương khác.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn cho vay giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp để góp vốn thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng cung ứng vốn trung, dài hạn của ngân hàng, thời hạn đầu tư của dự án, thời gian còn lại của Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương khác.
Mức cho vay để góp vốn thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài là bao nhiêu?
Mức cho vay để góp vốn thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 36/2018/TT-NHNN như sau:
Mức cho vay
1. Mức cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở nhu cầu vay vốn, phương án đầu tư ra nước ngoài, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của tổ chức tín dụng.
2. Mức cho vay tối đa của tổ chức tín dụng không vượt quá 70% vốn đầu tư ra nước ngoài của khách hàng.
Như vậy, theo quy định trên thì Mức cho vay để góp vốn thực hiện hơp đồng BCC ở nước ngoài là không vượt quá 70% vốn đầu tư ra nước ngoài của khách hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch kiểm tra nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình?
- Mẫu kết luận kiểm tra tài chính tài sản công đoàn mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu kết luận kiểm tra tài chính tài sản công đoàn?
- Mẫu quyết định kiểm tra khi tổ chức cá nhân có dấu hiệu vi phạm theo Quyết định 684 là mẫu nào?
- Mẫu Bảng đề nghị phê duyệt vật liệu dùng cho công trình xây dựng mới nhất? Chấp thuận vật liệu là nội dung phải thực hiện khi giám sát thi công?
- Mẫu báo cáo kết quả giải quyết tố cáo đảng viên của tổ kiểm tra do chi bộ thành lập? Tải mẫu tại đâu?