Khi quyết định ký kết hợp đồng BCC chia lợi nhuận sau thuế các bên phải cân nhắc về rủi ro có thể phải gánh chịu do những nguyên nhân nào?
- Mục đích của việc ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? Hợp đồng BCC bao gồm các điều khoản cơ bản nào?
- Các bên tham gia trong hợp đồng BCC có thể thỏa thuận chia lợi nhuận sau thuế hay không?
- Khi quyết định ký kết hợp đồng BCC chia lợi nhuận sau thuế các bên phải cân nhắc về rủi ro có thể phải gánh chịu do những nguyên nhân nào?
Mục đích của việc ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? Hợp đồng BCC bao gồm các điều khoản cơ bản nào?
Mục đích của việc ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?
Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hay còn gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Hợp đồng BCC bao gồm các điều khoản cơ bản nào?
Đối chiếu với quy định tại Điều 28 Luật Đầu tư 2020 về nội dung hợp đồng BCC:
Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
- Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
- Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
- Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
- Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Lưu ý số 1: Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Lưu ý số 2: Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
Khi quyết định ký kết hợp đồng BCC chia lợi nhuận sau thuế các bên phải cân nhắc về rủi ro có thể phải gánh chịu do những nguyên nhân nào? (Hình từ Internet)
Các bên tham gia trong hợp đồng BCC có thể thỏa thuận chia lợi nhuận sau thuế hay không?
Căn cứ tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 44 Thông tư 200/2014/TT-BTC về kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh:
Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh
1. Nguyên tắc kế toán
...
1.2. BCC có thể được thực hiện dưới hình thức cùng nhau xây dựng tài sản hoặc hợp tác trong một số hoạt động kinh doanh. Các bên tham gia trong BCC có thể thỏa thuận chia doanh thu, chia sản phẩm hoặc chia lợi nhuận sau thuế.
1.3. Trong mọi trường hợp, khi nhận tiền, tài sản của các các bên khác đóng góp cho hoạt động BCC, bên nhận phải kế toán là nợ phải trả, không được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu.
...
Như vậy, các bên tham gia trong hợp đồng BCC có thể thỏa thuận chia doanh thu, chia sản phẩm hoặc chia lợi nhuận sau thuế.
Khi quyết định ký kết hợp đồng BCC chia lợi nhuận sau thuế các bên phải cân nhắc về rủi ro có thể phải gánh chịu do những nguyên nhân nào?
Đối chiếu với điểm 1.6 khoản 1 Điều 44 Thông tư 200/2014/TT-BTC về trường hợp BCC chia lợi nhuận sau thuế
BCC chia lợi nhuận sau thuế thường là BCC dưới hình thức hoạt động đồng kiểm soát hoặc do một bên kiểm soát.
Trường hợp BCC chia lợi nhuận sau thuế, các bên phải cử ra một bên để kế toán toàn bộ các giao dịch của BCC, ghi nhận doanh thu, chi phí, theo dõi riêng kết quả kinh doanh của BCC và quyết toán thuế.
Khi quyết định ký kết BCC theo hình thức này, các bên phải cân nhắc về rủi ro có thể phải gánh chịu do:
- Một số khoản chi phí không được tính đầy đủ là chi phí tính thuế do không có sự chuyển giao tài sản giữa các bên, ví dụ:
+ Chi phí khấu hao của một số TSCĐ sẽ không được cơ quan thuế chấp nhận do bên tham gia BCC không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên thực hiện kế toán và quyết toán thuế cho BCC;
+ Một số khoản chi phí của các bên tham gia không được cơ quan thuế chấp nhận do hóa đơn đầu vào không mang tên bên kế toán và quyết toán thuế của BCC;
+ Một số chi phí phát sinh tại bên tham gia BCC không thể chuyển cho bên kế toán và quyết toán thuế do các rào cản của pháp luật, ví dụ bên tham gia BCC có hóa đơn nộp tiền sử dụng đất nhưng pháp luật không cho phép bên phát sinh chi phí tiền sử dụng đất cho bên kế toán và quyết toán thuế thuê lại đất nên chi phí thuê đất không được tính vào chi phí của BCC.
- Rủi ro về chính sách:
+ Bên kế toán và quyết toán thuế cho BCC có thể phát sinh lỗ lũy kế, tuy nhiên riêng kết quả của hoạt động BCC thì có lãi. Trường hợp này thay vì được bù trừ số lãi từ BCC với số lỗ các hoạt động khác, doanh nghiệp vẫn phải nộp thuế TNDN đối với BCC; Nếu BCC lỗ nhưng các hoạt động khác có lãi, doanh nghiệp có thể chỉ được bù trừ một phần lỗ tương ứng với phần được chia trong BCC;
+ Đối với các bên khác nếu đưa TSCĐ vào dùng cho hoạt động của BCC thì có thể sẽ không được tính chi phí khấu hao là chi phí được trừ tại doanh nghiệp do không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (không phù hợp với doanh thu của các hoạt động khác).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?