Doanh nghiệp bảo hiểm được xem là chấm dứt hoạt động trong những trường hợp nào? Thủ tục giải thể doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện như thế nào?
- Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động gì? Các hình thức tổ chức nào được kinh doanh bảo hiểm
- Thế nào là doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm? Nguyên tắc hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm được thực hiện như thế nào?
- Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm chấm dứt hoạt động trong các trường hợp nào?
- Thủ tục giải thể đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được thực hiện như thế nào?
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động gì? Các hình thức tổ chức nào được kinh doanh bảo hiểm
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) định nghĩa về kinh doanh bảo hiểm như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
...
Theo Điều 62 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về các hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
Các hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm
1. Công ty cổ phần.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Theo đó, các hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
- Công ty cổ phần.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Trước đây, tại khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) định nghĩa về hoạt động kinh doanh bảo hiểm như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
...
Bên cạnh đó, theo Điều 59 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về các tổ chức được kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
Các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm
Các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước;
2. Công ty cổ phần bảo hiểm;
3. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ;
4. Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh;
5. Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Thế nào là doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm? Nguyên tắc hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 17 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) định nghĩa về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
17. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.
...
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.
Việc hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm được thực hiện theo quy định pháp luật chuyên ngành về cạnh tranh, đấu thầu.
Trước đây, tại khoản 5 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.
...
Về nguyên tắc hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại Điều 10 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
Hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hợp tác trong việc tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm, giám định tổn thất, giải quyết quyền lợi bảo hiểm, đề phòng và hạn chế tổn thất, phát triển nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm bảo hiểm, đào tạo và quản lý đại lý bảo hiểm, chia sẻ thông tin để quản trị rủi ro.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm được cạnh tranh về điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm, mức phí, chất lượng dịch vụ, năng lực bảo hiểm và năng lực tài chính.
Việc cạnh tranh phải theo quy định của pháp luật về cạnh tranh và bảo đảm an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm; mức phí bảo hiểm phải phù hợp với điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm bảo hiểm.
3. Dự án sử dụng vốn nhà nước, tài sản thuộc sở hữu nhà nước hoặc của doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện đấu thầu về điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm, mức phí, chất lượng dịch vụ, năng lực bảo hiểm và năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.
Việc đấu thầu phải bảo đảm công khai, minh bạch theo quy định của Luật này và pháp luật về đấu thầu.
4. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
a) Cấu kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc giữa doanh nghiệp bảo hiểm với bên mua bảo hiểm nhằm phân chia thị trường bảo hiểm, khép kín dịch vụ bảo hiểm;
b) Can thiệp trái pháp luật vào việc lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm;
d) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm, làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;
đ) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;
e) Khuyến mại bất hợp pháp;
g) Hành vi bất hợp pháp khác trong hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu.
Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm chấm dứt hoạt động trong các trường hợp nào?
Doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 73/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Hết thời hạn hoạt động theo quy định tại Giấy phép mà không đề nghị gia hạn hoặc có đề nghị gia hạn nhưng không được tiếp tục gia hạn;
- Tự nguyện giải thể, chấm dứt hoạt động nếu có khả năng thanh toán các khoản nợ;
- Bị thu hồi Giấy phép;
- Mất khả năng thanh toán theo quyết định của Bộ Tài chính (chỉ áp dụng đối với chi nhánh nước ngoài);
- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bị rút Giấy phép, hết thời hạn hoạt động hoặc bị giải thể, phá sản (chỉ áp dụng đối với chi nhánh nước ngoài).
Thủ tục giải thể đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được thực hiện như thế nào?
* Hồ sơ giải thể đối với doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 73/2016/NĐ-CP bao gồm:
- Đơn đề nghị giải thể, chấm dứt hoạt động theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
- Quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài);
- Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại các điểm a (đối với trường hợp đề nghị gia hạn nhưng không được tiếp tục gia hạn), điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
- Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (trong trường hợp tự nguyện giải thể, chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này) đã thực hiện hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản và cam kết không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc cơ quan trọng tài, gồm các tài liệu sau:
+ Báo cáo việc thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định pháp luật;
+ Báo cáo việc thực hiện các nghĩa vụ nợ đối với bên mua bảo hiểm, bao gồm cả việc thanh toán các nghĩa vụ đến hạn theo hợp đồng bảo hiểm và chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo quy định (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài);
+ Báo cáo việc thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước và các chủ nợ khác;
+ Bản sao công chứng giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế;
+ Các tài liệu chứng minh khác (nếu có).
- Giấy phép thành lập và hoạt động.
* Thời hạn ra quyết định giải thể doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 73/2016/NĐ-CP như sau:
Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính ra quyết định giải thể doanh nghiệp bảo hiểm.
Như vậy, kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm được xem là doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm khi thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm được xem là chấm dứt hoạt động khi thuộc vào các trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 73/2016/NĐ-CP. Việc giải thể doanh nghiệp bảo hiểm được tiến hành thông qua hồ sơ giải thể của doanh nghiệp và được thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản nghiệm thu?
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?
- Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những sự cố nào theo quy định?
- Thành viên tham gia thị trường điện có phải thực hiện đăng ký các thông tin chung về đơn vị không?