Đoàn kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam mà Trưởng đoàn không phải là Trưởng phòng Thanh tra Kiểm tra thì phải có ít nhất bao nhiêu viên chức Phòng?
- Đoàn kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam mà Trưởng đoàn không phải là Trưởng phòng Thanh tra Kiểm tra thì phải có ít nhất bao nhiêu viên chức Phòng?
- Đoàn kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có mối quan hệ như thế nào với người ra quyết định kiểm tra?
- Việc lựa chọn người tham gia Đoàn kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện như thế nào?
Đoàn kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam mà Trưởng đoàn không phải là Trưởng phòng Thanh tra Kiểm tra thì phải có ít nhất bao nhiêu viên chức Phòng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 704/QĐ-BHXH năm 2018 quy định như sau:
Tổ chức và các mối quan hệ của Đoàn thanh tra, kiểm tra
1. Đoàn thanh tra, kiểm tra có Trưởng đoàn và các thành viên. Trưởng đoàn là người đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra. Trường hợp là Đoàn thanh tra thì phải có ít nhất một thành viên là người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Trường hợp Đoàn kiểm tra mà Trưởng đoàn không phải là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Thanh tra - Kiểm tra thì phải có ít nhất một viên chức Phòng Thanh tra - Kiểm tra tham gia Đoàn kiểm tra.
...
Theo quy định trên, Đoàn kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có Trưởng đoàn và các thành viên.
Trưởng đoàn là người đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành hoạt động của Đoàn kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Trường hợp Đoàn kiểm tra mà Trưởng đoàn không phải là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Thanh tra - Kiểm tra thì phải có ít nhất một viên chức Phòng Thanh tra - Kiểm tra tham gia Đoàn kiểm tra.
Đoàn kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Đoàn kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có mối quan hệ như thế nào với người ra quyết định kiểm tra?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Tổ chức và các mối quan hệ của Đoàn thanh tra, kiểm tra
...
3. Mối quan hệ của Đoàn thanh tra, kiểm tra.
a) Quan hệ giữa Đoàn thanh tra, kiểm tra với người ra quyết định thanh tra, kiểm tra:
Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra phải tuân thủ sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, kiểm tra. Các Đoàn thanh tra, kiểm tra do Tổng Giám đốc thành lập thực hiện chế độ thông tin báo cáo với Tổng Giám đốc qua Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra;
Người ra quyết định thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo hoạt động thanh tra, kiểm tra; xử lý kịp thời các kiến nghị của Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra.
b) Quan hệ giữa Trưởng đoàn với thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra; quan hệ giữa các thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra với nhau:
Các thành viên phải chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền thì thành viên báo cáo kịp thời với Trưởng đoàn và đề xuất biện pháp xử lý;
Các thành viên có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo đó, Trưởng đoàn, thành viên Đoàn kiểm tra phải tuân thủ sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát. Đồng thời, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của người ra quyết định kiểm tra.
Các Đoàn kiểm tra do Tổng Giám đốc thành lập thực hiện chế độ thông tin báo cáo với Tổng Giám đốc qua Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra;
Người ra quyết định kiểm tra có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo hoạt động kiểm tra và xử lý kịp thời các kiến nghị của Trưởng đoàn, thành viên Đoàn kiểm tra.
Việc lựa chọn người tham gia Đoàn kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 21 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Lựa chọn người tham gia Đoàn thanh tra, kiểm tra
1. Người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì tiến hành thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm lựa chọn người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nội dung của cuộc thanh tra, kiểm tra để đề xuất với người ra quyết định thanh tra, kiểm tra xem xét, bố trí tham gia Đoàn thanh tra, kiểm tra.
2. Theo đề nghị của Thủ trưởng đơn vị chủ trì thanh tra, kiểm tra, các đơn vị phối hợp trong Ngành có trách nhiệm cử đủ số người có năng lực thanh tra, kiểm tra và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nội dung của cuộc thanh tra, kiểm tra.
3. Không bố trí làm Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra đối với người có bố, mẹ đẻ; bố, mẹ của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng, con ruột, con rể hoặc con dâu; anh, chị, em ruột là đối tượng thanh tra, kiểm tra để tránh làm ảnh hưởng đến tính khách quan của hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Theo đó, người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì tiến hành kiểm tra có trách nhiệm lựa chọn người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nội dung của cuộc kiểm tra để đề xuất với người ra quyết định kiểm tra xem xét, bố trí tham gia Đoàn kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Theo đề nghị của Thủ trưởng đơn vị chủ trì kiểm tra, các đơn vị phối hợp trong Ngành có trách nhiệm cử đủ số người có năng lực kiểm tra và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nội dung của cuộc kiểm tra.
Không bố trí làm Trưởng đoàn, thành viên Đoàn kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với người có bố, mẹ đẻ; bố, mẹ của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng, con ruột, con rể hoặc con dâu; anh, chị, em ruột là đối tượng kiểm tra để tránh làm ảnh hưởng đến tính khách quan của hoạt động kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?