Điều tiết điện lực là gì? Thủ trưởng Cơ quan điều tiết điện lực được phạt tối đa bao nhiêu tiền khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực?
Điều tiết điện lực là gì?
Điều tiết điện lực được giải thích tại khoản 11 Điều 3 Luật Điện lực 2004 như sau:
Điều tiết điện lực là tác động của Nhà nước vào các hoạt động điện lực và thị trường điện lực nhằm cung cấp điện an toàn, ổn định, chất lượng, sử dụng điện tiết kiệm, có hiệu quả và bảo đảm tính công bằng, minh bạch, đúng quy định của pháp luật.
Điều tiết điện lực (Hình từ Internet)
Cơ quan Điều tiết điện lực có trách nhiệm kiểm tra các loại hợp đồng mua bán điện nào?
Cơ quan Điều tiết điện lực có trách nhiệm kiểm tra các loại hợp đồng mua bán điện nào được quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 137/2013/NĐ-CP như sau:
Kiểm tra hợp đồng mua bán điện có thời hạn
1. Cơ quan Điều tiết điện lực có trách nhiệm kiểm tra các loại hợp đồng sau:
a) Hợp đồng mua bán điện có thời hạn giữa đơn vị phát điện và đơn vị mua điện; Hợp đồng dịch vụ phụ trợ giữa đơn vị phát điện và đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện;
b) Hợp đồng mua bán buôn điện có thời hạn trên thị trường bán buôn điện; Hợp đồng mua buôn điện có thời hạn của Tổng công ty điện lực.
2. Nội dung kiểm tra theo quy định tại Điều 22 Luật điện lực.
3. Bộ Công Thương có trách nhiệm ban hành Hợp đồng mẫu, trình tự kiểm tra các loại hợp đồng quy định tại Khoản 1 Điều này và xử lý đối với các hợp đồng sai quy định.
Theo đó, cơ quan Điều tiết điện lực có trách nhiệm kiểm tra các loại hợp đồng sau:
- Hợp đồng mua bán điện có thời hạn giữa đơn vị phát điện và đơn vị mua điện; Hợp đồng dịch vụ phụ trợ giữa đơn vị phát điện và đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện;
- Hợp đồng mua bán buôn điện có thời hạn trên thị trường bán buôn điện; Hợp đồng mua buôn điện có thời hạn của Tổng công ty điện lực.
Nội dung kiểm tra sẽ gồm:
- Chủ thể hợp đồng;
- Mục đích sử dụng;
- Tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Giá điện, phương thức và thời hạn thanh toán;
- Điều kiện chấm dứt hợp đồng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Thời hạn của hợp đồng;
- Các nội dung khác do hai bên thoả thuận.
Bộ Công Thương có trách nhiệm ban hành Hợp đồng mẫu, trình tự kiểm tra các loại hợp đồng này và xử lý đối với các hợp đồng sai quy định.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực thì Thủ trưởng Cơ quan điều tiết điện lực được phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Thẩm quyền xử phạt của Thủ trưởng Cơ quan Điều tiết điện lực được quy định tại Điều 35 Nghị định 134/2013/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Thủ trưởng Cơ quan Điều tiết điện lực
Thủ trưởng Cơ quan Điều tiết điện lực có thẩm quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến mức tối đa, xử phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trong lĩnh vực điện lực theo quy định tại Điều 5; Khoản 3, Khoản 4 Điều 6; Điều 7; Điều 8; Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều 9; Điều 10; Khoản 7, Khoản 8 Điều 11; Khoản 8 Điều 12; Điều 13 và Điều 14 Nghị định này trên phạm vi cả nước.
Và theo Điều 3 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP như sau:
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt tiền
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Đình chỉ hoạt động điện lực có thời hạn; đình chỉ hoạt động dán nhãn năng lượng có thời hạn.
3. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực điện lực là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính được quy định do tổ chức thực hiện tại Điều 5, Điều 7, Điều 8, từ khoản 2 đến khoản 6 Điều 9, Điều 10, khoản 4 và các khoản từ khoản 6 đến khoản 9 Điều 11, Điều 13, Điều 14, Điều 20, khoản 2 Điều 21, Điều 23, Điều 31 Nghị định này.
Theo đó, thủ trưởng Cơ quan Điều tiết điện lực có thẩm quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến mức tối đa đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trong lĩnh vực điện lực, cụ thể mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực điện lực là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?