Điều kiện xét thăng hạng nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo Thông tư 13 2024 TT BGD từ ngày 15 12 2024?
Điều kiện xét thăng hạng nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo Thông tư 13 2024 TT BGD từ ngày 15 12 2024?
Ngày 30/10/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
Tại Điều 5 Thông tư 13 2024 TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn điều kiện xét thăng hạng nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28)
Giáo viên tiểu học được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
(1) Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29).
(2) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III và tương đương, có 03 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
(3) Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập và khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.
(4) Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 4 Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT và khoản 3 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.
(5) Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (bao gồm cả thời gian giữ hạng tương đương) theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT. Trường hợp giáo viên trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thực hiện theo quy định của Chính phủ tại điểm d khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP.
Tại Điều 6 Thông tư 13 2024 TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (mã số V.07.03.27):
Giáo viên tiểu học được đăng ký dự xét thăng hạng nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (mã số V.07.03.27) khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
- Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28).
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II và tương đương, có 05 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có ít nhất 02 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
- Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I theo quy định tại khoản 2, khoản 5 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.
- Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4 Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT và khoản 3 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT. Trong đó, các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT phải là các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đạt được trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II và tương đương.
- Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (bao gồm cả thời gian giữ hạng tương đương) theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.
Điều kiện xét thăng hạng nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo Thông tư 13 2024 TT BGD từ ngày 15 12 2024 như trên.
Điều kiện xét thăng hạng nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo Thông tư 13 2024 TT BGD từ ngày 15 12 2024? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên tiểu học cơ sở công lập theo quy định hiện nay là gì?
Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập
....
1. Bổ sung Điều 2a sau Điều 2 như sau:
“Điều 2a. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
1. Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục tiểu học.
2. Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.
3. Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
4. Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.”
Như vậy theo Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bỏ quy định tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp ở từng hạng CDNN và chỉ quy định đạo đức nghề nghiệp chung cho giáo viên ở tất cả các hạng.
Theo đó, từ 30/5/2023, tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp chung cho giáo viên tiểu học cơ sở công lập sẽ gồm có:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học phổ thông.
- Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.
- Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Thực hiện nghiêm các quy định trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.
Định mức tiết dạy đối với giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Tại Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
2a. Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết
3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.
Theo đó, thì định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết trong một tuần.
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học
Bên cạnh đó, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng 1 dạy 2 tiết một tuần, trường hạng 2 dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng 3 dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?