Điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện được quy định như thế nào?
- Điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện được quy định như thế nào?
- Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện là gì?
- Tòa chuyên trách thuộc Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện bị giải thể khi nào?
Điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-CA do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
Điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách
1. Việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương phải đáp ứng được các điều kiện sau:
a) Số lượng vụ việc mà Tòa án thụ lý, giải quyết thuộc thẩm quyền của Tòa chuyên trách theo quy định tại Điều 3 Thông tư này phải từ 50 vụ/năm trở lên.
b) Có biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án đáp ứng được yêu cầu tổ chức Tòa chuyên trách.
2. Trường hợp tại Tòa án không đáp ứng đủ điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách quy định tại khoản 1 Điều này thì không tổ chức Tòa chuyên trách nhưng phải bố trí Thẩm phán chuyên trách để giải quyết.
Việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Số lượng vụ việc mà Tòa án thụ lý, giải quyết thuộc thẩm quyền của Tòa chuyên trách theo quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-CA phải từ 50 vụ/năm trở lên.
- Có biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án đáp ứng được yêu cầu tổ chức Tòa chuyên trách.
Điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện là gì?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-CA do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành quy định về thẩm quyền của các Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
(1) Tòa hình sự xét xử các vụ án hình sự, trừ các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên; xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân trong trường hợp tại Tòa án đó không tổ chức Tòa xử lý hành chính, trừ trường hợp việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên.
(2) Tòa dân sự giải quyết các vụ việc dân sự; giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại, phá sản, lao động, hành chính trong trường hợp tại Tòa án đó không tổ chức Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính.
(3) Tòa kinh tế giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại, phá sản.
(4) Tòa hành chính giải quyết các vụ án hành chính.
(5) Tòa lao động giải quyết các vụ việc lao động.
(6) Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết các vụ việc như sau:
a) Các vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc các vụ án hình sự mà bị cáo là người đã đủ 18 tuổi trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác;
b) Xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân đối với người chưa thành niên;
c) Các vụ việc hôn nhân gia đình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
(7) Tòa xử lý hành chính xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, trừ những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Tòa chuyên trách thuộc Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện bị giải thể khi nào?
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-CA do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành quy định về giải thể Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
Giải thể Tòa chuyên trách
1. Các Tòa chuyên trách không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 2 Thông tư này thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định giải thể.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm báo cáo và đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét giải thể các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
3. Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét việc giải thể Tòa chuyên trách thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chánh tòa, Phó Chánh tòa tại Tòa chuyên trách bị giải thể bị miễn nhiệm chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa nhưng có thể được bổ nhiệm giữ chức vụ khác tương đương hoặc được bảo lưu các chế độ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-CA thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định giải thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?