Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông đường bộ từ ngày 1/1/2025 theo Nghị định 165 ra sao?
- Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông đường bộ từ ngày 1/1/2025 theo Nghị định 165 ra sao?
- Điều kiện của cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ ra sao?
- Tiêu chuẩn giảng viên và học viên tham gia đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ như thế nào?
Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông đường bộ từ ngày 1/1/2025 theo Nghị định 165 ra sao?
Căn cứ Điều 35 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông đường bộ như sau:
(1) Tổ chức tư vấn thực hiện thẩm tra an toàn giao thông phải được thành lập theo quy định của pháp luật, bảo đảm quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Đường bộ 2024 và đáp ứng điều kiện về năng lực như sau:
- Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và nhóm B, phải có ít nhất 10 người là thẩm tra viên; trong đó, tối thiểu có 04 thẩm tra viên là kỹ sư công trình đường bộ, 01 thẩm tra viên là kỹ sư hoặc cử nhân vận tải đường bộ và tối thiểu có 01 thẩm tra viên là người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông;
- Đối với dự án nhóm C và công trình đường bộ đang khai thác, phải có ít nhất 05 thẩm tra viên; trong đó, tối thiểu có 01 thẩm tra viên là kỹ sư công trình đường bộ, 01 thẩm tra viên là kỹ sư hoặc cử nhân vận tải đường bộ và tối thiểu có 01 thẩm tra viên là người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông.
(2) Thẩm tra viên thực hiện thẩm tra an toàn giao thông phải được đào tạo và được cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ còn giá trị sử dụng.
(3) Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông, ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại (2), còn phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Đảm nhận chức danh Chủ nhiệm lập dự án, lập đồ án thiết kế ít nhất 03 công trình đường bộ;
- Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành công trình đường bộ, có thời gian làm việc về thiết kế, thẩm tra thiết kế công trình đường bộ ít nhất 07 năm;
- Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành giao thông đường bộ (công trình đường bộ, vận tải đường bộ) và có thời gian ít nhất 10 năm tham gia hoạt động trong các lĩnh vực: quản lý giao thông, vận tải đường bộ, xây dựng đường bộ, bảo trì đường bộ; trong đó, đã tham gia một trong các công việc sau: thiết kế, thẩm tra hoặc thẩm định dự án xây dựng, dự án sửa chữa của ít nhất 03 công trình an toàn giao thông đường bộ;
Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông đường bộ từ ngày 1/1/2025 theo Nghị định 165 ra sao? (Hình ảnh Internet)
Điều kiện của cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ ra sao?
Căn cứ Điều 36 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện của cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ như sau:
Cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ phải là cơ quan, tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng các điều kiện sau:
- Về cơ sở vật chất
+ Bảo đảm phòng học có diện tích tối thiểu đạt 1,5 m2/chỗ học, có thiết bị âm thanh, nghe nhìn, gồm: màn chiếu, máy chiếu, máy vi tính, bộ tăng âm, micro kèm loa;
+ Phương tiện, thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập ngoài hiện trường, tối thiểu có: 50 áo phản quang, 01 máy đo độ phản quang của biển báo hoặc sơn kẻ đường.
- Về đội ngũ giảng viên
+ Có số giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy ít nhất 40% số lượng chuyên đề của chương trình khung đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;
+ Tiêu chuẩn của giảng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 165/2024/NĐ-CP.
Tiêu chuẩn giảng viên và học viên tham gia đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ như thế nào?
Căn cứ Điều 38 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn giảng viên và học viên tham gia đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ như sau:
(1) Giảng viên tham gia giảng dạy đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn dưới đây:
- Đủ điều kiện đảm nhận chức danh Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông đường bộ;
- Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành giao thông đường bộ đồng thời có ít nhất 10 năm tham gia hoạt động một trong các lĩnh vực: giảng dạy về an toàn giao thông đường bộ, quản lý nhà nước liên quan đến tổ chức giao thông và an toàn giao thông đường bộ.
(2) Học viên phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc được phép làm việc, học tập tại Việt Nam;
- Có năng lực hành vi dân sự; có đủ sức khỏe;
- Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành công trình đường bộ và có thời gian làm việc về thiết kế công trình đường bộ ít nhất 03 năm; hoặc có trình độ từ đại học trở lên và có thời gian ít nhất 05 năm tham gia hoạt động trong các lĩnh vực: quản lý giao thông, vận tải đường bộ, xây dựng đường bộ, bảo trì đường bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết giao hàng đúng hẹn mới nhất? Khi giao hàng có bắt buộc phải giao chứng từ hay không?
- Nghị quyết 65/2025/UBTVQH15 bổ sung 04 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2025?
- Chính phủ thống nhất nội dung Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tại Nghị quyết 18/NQ-CP năm 2025?
- Mẫu Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Hãy viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc lớp 8? Quyền và nhiệm vụ của học sinh lớp 8 như thế nào?