Chính phủ thống nhất nội dung Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tại Nghị quyết 18/NQ-CP năm 2025?
Chính phủ thống nhất nội dung dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tại Nghị quyết 18/NQ-CP năm 2025?
Ngày 21/01/2025, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị quyết 18/NQ-CP năm 2025 TẢI VỀ về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Cụ thể, tại Điều 1 Nghị quyết 18/NQ-CP năm 2025 TẢI VỀ quy định như sau:
Chính phủ cơ bản thống nhất nội dung dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) do Bộ Nội vụ trình tại Tờ trình số 412/TTr-BNV ngày 19/1/2025 về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án Luật.
Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm về nội dung tiếp thu, hoàn thiện dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội; chủ động báo cáo, giải trình trong quá trình thẩm tra, tiếp thu ý kiến của ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật.
Trên cơ sở tiếp thu, hoàn hiện dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và các văn bản liên quan trình Quốc hội theo tiến độ tại văn bản số 1144/UBTVQH15-PL ngày 13/1/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành là luật nào?
Hiệu lực thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương được quy định tại Điều 141 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, quy định cụ thể như sau:
Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 142 của Luật này.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành hiện nay là Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015. Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương được quy định như nào?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương được quy định tại Điều 5 Luật Ttổ chức chính quyền địa phương 2015, cụ thể như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp 2013 và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân.
- Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
- Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Lưu ý:
Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương được quy định tại Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019, cụ thể như sau:
- Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương theo hình thức phân quyền, phân cấp.
- Việc phân định thẩm quyền được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau đây:
+ Bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất về thể chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực; bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia;
+ Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
+ Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa chính quyền địa phương các cấp đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ;
+ Việc phân định thẩm quyền phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và đặc thù của các ngành, lĩnh vực;
+ Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp huyện; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ có quy định khác;
+ Việc phân quyền, phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương phải bảo đảm điệu kiện về tài chính, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác; gắn phân quyền, phân cấp với cơ chế kiểm tra, thanh tra khi thực hiện phân quyền, phân cấp. Chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân quyền, phân cấp và chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân quyền, phân cấp.
- Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát các cơ quan nhà nước ở địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền, phân cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính phủ thống nhất nội dung Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tại Nghị quyết 18/NQ-CP năm 2025?
- Mẫu Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Hãy viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc lớp 8? Quyền và nhiệm vụ của học sinh lớp 8 như thế nào?
- Mẫu biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng dịch vụ? Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ?
- Từ năm 2025, sẽ bị tịch thu xe máy nếu thay đổi người điều khiển khi xe đang chạy? Có bị trừ điểm GPLX không?