Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm? Việc xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm phải do ai giám sát?
Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là gì?
Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được quy định tại Điều 9 Nghị định 161/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của bộ quản lý chuyên ngành.
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.
+ Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó.
+ Vị trí dán biểu trưng ở hai bên, phía trước và phía sau của phương tiện bảo đảm dễ quan sát, nhận biết.
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì người vận tải, lái xe phải có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện đó.
Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm? Việc xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm phải do ai giám sát? (Hình từ Internet)
Việc xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển phải do ai giám sát?
Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 161/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi
1. Tổ chức, cá nhân xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng hóa nguy hiểm hoặc trong thông báo của người thuê vận tải.
2. Việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải do người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một phương tiện. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực kho, bến bãi riêng biệt.
3. Trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.
4. Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển phải do người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát.
Lưu ý:
- Tổ chức, cá nhân xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng hóa nguy hiểm hoặc trong thông báo của người thuê vận tải.
- Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một phương tiện.
- Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực kho, bến bãi riêng biệt.
Nội dung tài liệu tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm bao gồm những gì?
Nội dung tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm được quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 161/2024/NĐ-CP như sau:
Tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm
...
3. Nội dung tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm
a) Tài liệu tập huấn do người thuê vận tải hoặc người vận tải thực hiện, nội dung tài liệu được biên soạn theo loại và nhóm loại quy định tại Điều 4 của Nghị định này;
b) Nội dung tài liệu tập huấn gồm: tên hàng hóa nguy hiểm, tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hàng hóa, phân loại và ghi nhãn; các nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; quy trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hàng hóa nguy hiểm; các quy trình ứng phó sự cố: sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán chất nguy hiểm, sơ cứu người bị nạn trong sự cố, sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố, quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực để ứng phó, khắc phục sự cố, ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường, thu gom chất nguy hiểm bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố.
...
Theo đó, nội dung tài liệu tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm gồm:
- Tên hàng hóa nguy hiểm, tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hàng hóa, phân loại và ghi nhãn;
- Các nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm;
- Quy trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hàng hóa nguy hiểm;
- Các quy trình ứng phó sự cố:
+ Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán chất nguy hiểm
+ Sơ cứu người bị nạn trong sự cố
+ Sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố
+ Quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực để ứng phó, khắc phục sự cố, ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường, thu gom chất nguy hiểm bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/06-02-2025/van-chuyen-hang-hoa-nguy-hiem.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NHPT/phuong-tien-van-chuyen-hang-hoa-nguy-hiem.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/hang-hoa-nguy-hiem.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/DQ/giay-phep-van-chuyen-hang-hoa-nguy-hiem.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NLD/080724/VAN-CHUYEN-HANG-HOA-NGUY-HIEM.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NDBT/dieu-kien-phuong-tien-nguoi-tham-gia-van-chuyen-hang-hoa-nguy-hiem-2024.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NDBT/yeu-cau-xep-do-hang-hoa-nguy-hiem-tren-phuong-tien-va-luu-kho-bai.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TS/2024/23-03/van-chuyen-hang-hoa-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TV/231121/tau-cho-hang-nguy-hiem.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/5/09/QK/van-chuyen.png)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sử dụng lòng đường trái phép để kinh doanh ăn uống, quán ăn bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Đèn xanh còn 2 giây mà dừng xe có bị phạt lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông hay không?
- Biển số xe đỏ được cấp cho xe nào? Cấu tạo và đặc điểm của biển số xe như thế nào theo Thông tư 81?
- Có được sử dụng trượt patanh để tham gia giao thông không? Nếu không, có bị phạt không? Bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp trong kỳ nộp phí được tính như thế nào theo Nghị định 153?