Điều kiện để trở thành Kiểm tra viên điện lực của đơn vị phân phối điện là gì? Trách nhiệm của Kiểm tra viên điện lực được quy định thế nào?
Điều kiện để trở thành Kiểm tra viên điện lực của đơn vị phân phối điện là gì?
Theo Điều 5 Thông tư 42/2022/TT-BCT (Có hiệu lực từ 16/02/2023), để trở thành Kiểm tra viên điện lực của đơn vị phân phối điện thì cá nhân phải đáp ứng điều kiện sau:
+ Có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành điện hoặc là công nhân kỹ thuật điện từ bậc 5/7 trở lên.
+ Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối từ 03 năm trở lên đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện; có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh doanh điện từ 03 năm trở lên đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện.
+ Đã được tập huấn kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực, sử dụng điện và bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện, các tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật điện, an toàn điện và có kết quả sát hạch khi kết thúc tập huấn đạt yêu cầu.
+ Có khả năng nghiên cứu, phát hiện, phân tích, tổng hợp và đề xuất biện pháp giải quyết theo chức năng của công tác kiểm tra.
+ Đủ sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh và khách quan.
+ Chưa bị xử lý hình sự hoặc đã bị xử lý hình sự nhưng đã được xóa án tích; chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực hoặc đã được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trước đây, theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 27/2013/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 31/2018/TT-BCT (Hết hiệu lực từ 16/02/2023) quy định về tiêu chuẩn Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện, đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện.
Theo đó, Kiểm tra viên điện lực của đơn vị phân phối điện phải có đủ những tiêu chuẩn sau:
+ Có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành điện đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện; có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành điện hoặc là công nhân kỹ thuật điện từ bậc 5/7 trở lên đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện;
+ Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối, kinh doanh điện từ 03 năm trở lên;
+ Đã được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện;
+ Nắm vững các tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật điện, an toàn điện, các quy định về hoạt động điện lực và sử dụng điện; có khả năng nghiên cứu, phát hiện, phân tích, tổng hợp và đề xuất biện pháp giải quyết theo chức năng của công tác kiểm tra;
+ Đủ sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh và khách quan; chưa bị xử lý hình sự hoặc đã bị xử lý hình sự nhưng đã được xóa án tích; chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực hoặc đã được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.
Kiểm tra viên điện lực (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Kiểm tra viên điện lực của đơn vị phân phối điện được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 42/2022/TT-BCT (Có hiệu lực từ 16/02/2023), Kiểm tra viên điện lực của đơn vị phân phối điện có những trách nhiệm sau:
+ Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật, các quy chế hoặc nội quy lao động của đơn vị điện lực khi thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định các quy chế, nội quy lao động, tuỳ theo mức độ có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật, quy chế hoặc nội quy lao động của đơn vị điện lực.
+ Kiểm tra viên điện lực chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
+ Đơn vị trực tiếp quản lý Kiểm tra viên điện lực phải bồi thường trong trường hợp Kiểm tra viên điện lực gây thiệt hại khi thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật; Đơn vị trực tiếp quản lý Kiểm tra viên điện lực đã thực hiện bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản này có quyền yêu cầu Kiểm tra viên điện lực gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền tương ứng theo quy định của pháp luật.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 14 Thông tư 27/2013/TT-BCT (Hết hiệu lực từ 16/02/2023) quy định về trách nhiệm của Kiểm tra viên điện lực như sau:
Trách nhiệm của Kiểm tra viên điện lực
Kiểm tra viên điện lực chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. Trường hợp Kiểm tra viên điện lực có hành vi vi phạm, tuỳ theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật và thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Thông tư này. Trường hợp gây thiệt hại, phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Kiểm tra viên điện lực chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
Trường hợp Kiểm tra viên điện lực có hành vi vi phạm, tuỳ theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật và thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực theo quy định.
Và trường hợp Kiểm tra viên điện lực gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường.
Kiểm tra viên điện lực của đơn vị phân phối điện bị thu hồi thẻ Kiểm tra viên trong những trường hợp nào?
Theo khoản 5 Điều 6 Thông tư 42/2022/TT-BCT (Có hiệu lực từ 16/02/2023), kiểm tra viên điện lực của đơn vị phân phối điện bị thu hồi thẻ Kiểm tra viên trong những trường hợp sau:
+ Người được cấp thẻ không còn đáp ứng được một trong các tiêu chuẩn Kiểm tra viên điện lực.
+ Phạm vi, nội dung ghi trong thẻ không còn phù hợp.
+ Thẻ hết thời hạn sử dụng hoặc bị rách, bị mờ, bị hỏng.
+ Người được cấp thẻ chuyển công tác hoặc không còn thực hiện nhiệm vụ của Kiểm tra viên điện lực.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 27/2013/TT-BCT (Hết hiệu lực từ 16/02/2023) về thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực như sau:
Trình tự, thủ tục cấp, thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực
...
3. Thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực
a) Thẻ Kiểm tra viên điện lực bị thu hồi trong các trường hợp sau:
- Thẻ Kiểm tra viên điện lực đã hết hạn sử dụng;
- Kiểm tra viên điện lực chuyển làm công tác khác hoặc chuyển công tác sang địa bàn khác;
- Kiểm tra viên điện lực bị xử lý hình sự; bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực;
- Kiểm tra viên điện lực bị đơn vị quản lý Kiểm tra viên điện lực xử lý kỷ luật và đề nghị thu hồi thẻ;
- Kiểm tra viên điện lực không còn đủ tiêu chuẩn của Kiểm tra viên điện lực.
b) Đơn vị quản lý Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm thu hồi và hủy thẻ Kiểm tra viên điện lực trong các trường hợp quy định tại điểm a Khoản này; báo cáo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp thẻ trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thu hồi.
Như vậy, Kiểm tra viên điện lực của đơn vị phân phối điện bị thu hồi thẻ Kiểm tra viên trong những trường hợp sau:
+ Thẻ Kiểm tra viên điện lực đã hết hạn sử dụng.
+ Kiểm tra viên điện lực chuyển làm công tác khác hoặc chuyển công tác sang địa bàn khác.
+ Kiểm tra viên điện lực bị xử lý hình sự; bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.
+ Kiểm tra viên điện lực bị đơn vị quản lý Kiểm tra viên điện lực xử lý kỷ luật và đề nghị thu hồi thẻ.
+ Kiểm tra viên điện lực không còn đủ tiêu chuẩn của Kiểm tra viên điện lực.
Và đơn vị quản lý Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm thu hồi và hủy thẻ Kiểm tra viên điện lực. Báo cáo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp thẻ trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thu hồi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?