Kiểm tra viên về điều tra chống buôn lậu cần có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành nào? Yêu cầu về kinh nghiệm?
- Kiểm tra viên về điều tra chống buôn lậu là gì?
- Kiểm tra viên về điều tra chống buôn lậu cần có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành nào? Yêu cầu về kinh nghiệm?
- Kiểm tra viên về điều tra chống buôn lậu cần có năng lực chuyên môn ra sao?
- Quyền hạn cụ thể của Kiểm tra viên về điều tra chống buôn lậu được quy định ra sao?
Kiểm tra viên về điều tra chống buôn lậu là gì?
Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Kiểm tra viên về điều tra chống buôn lậu thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định về chức danh nghề nghiệp này như sau:
1. Mục tiêu vị trí việc làm: Tham mưu việc quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng chống ma túy; thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm soát hải quan theo đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, Kiểm tra viên về điều tra chống buôn lậu là vị trí có trách nhiệm tham mưu việc quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng chống ma túy; thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm soát hải quan theo đúng quy định của pháp luật.
Kiểm tra viên về điều tra chống buôn lậu cần có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành nào? Yêu cầu về kinh nghiệm? (Hình từ internet)
Kiểm tra viên về điều tra chống buôn lậu cần có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành nào? Yêu cầu về kinh nghiệm?
Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Kiểm tra viên về điều tra chống buôn lậu thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định về trình độ của chức danh nghề nghiệp này như sau:
Trình độ đào tạo
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên
Bồi dưỡng, chứng chỉ
- Quản lý nhà nước: Theo yêu cầu của tiêu chuẩn ngạch và của vị trí việc làm.
Kinh nghiệm (thành tích công tác)
Theo yêu cầu của tiêu chuẩn ngạch và của vị trí việc làm
Phẩm chất cá nhân
Phẩm chất chính trị, đạo đức:
- Trung thành với Tổ quốc, với Đảng, tận tụy phục vụ nhân dân, tích cực tham gia sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là việc hiện đại hóa Ngành
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng; gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách và pháp luật của Nhà nước, các nội quy quy chế của cơ quan và nơi cư trú
- Có tư tưởng đổi mới, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm cá nhân; không có các biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí; phục tùng sự phân công của tổ chức và sự chỉ đạo của cấp trên.
- Có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có tinh thần đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể vững mạnh.
- Chấp hành nguyên tắc tập trung, dân chủ và quy chế dân chủ ở cơ quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Phẩm chất cá nhân:
- Nhanh nhẹn, linh hoạt;
- Trung thực, khách quan;
- Có tính sáng tạo
- Ham học hỏi
- Có tư duy phân tích, tổng hợp;
- Trách nhiệm với công việc;
- Có tinh thần đồng đội.
Các yêu cầu khác
- Nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác Hải quan, nắm được chương trình cải cách hành chính của Chính phủ, của ngành Tài chính.
- Nắm chắc và vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, chế độ, quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan và có khả năng nghiên cứu, đề xuất triển khai hoặc bổ sung, sửa đổi quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao;
- Có khả năng tiếp thu, nắm bắt các kỹ năng cần thiết cho công tác chuyên môn như: kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật được trang bị.
Như vậy, pháp luật chỉ quy định Kiểm tra viên về điều tra chống buôn lậu cần có tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà không yêu cầu thuộc chuyên ngành gì và về kinh nghiệm thì sẽ theo yêu cầu của tiêu chuẩn ngạch và của vị trí việc làm.
Kiểm tra viên về điều tra chống buôn lậu cần có năng lực chuyên môn ra sao?
Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Kiểm tra viên về điều tra chống buôn lậu thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định về năng lực chuyên môn của chức danh nghề nghiệp này như sau:
(1) Có năng lực chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực Chống buôn lậu phù hợp theo quy định của Tổng cục Hải quan với cấp độ 1/3.
(2) Có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực khác có liên quan ở cấp độ phù hợp theo quy định của Tổng cục Hải quan với cấp độ 1/3.
(3) Hành chính, văn phòng (lập chương trình kế hoạch; Soạn thảo và ban hành văn bản hành chính; Thống kê, tổng hợp và lập báo cáo; Sử dụng trang thiết bị văn phòng) với cấp độ 1/3.
Quyền hạn cụ thể của Kiểm tra viên về điều tra chống buôn lậu được quy định ra sao?
Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Kiểm tra viên về điều tra chống buôn lậu thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định về trình độ của chức danh nghề nghiệp này như sau:
4- Phạm vi quyền hạn
Quyền hạn cụ thể
I Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ
1. Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao
2. Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị
3. Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao
4. Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao
Như vậy, Kiểm tra viên về điều tra chống buôn lậu có các quyền hạn cụ thể sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao
- Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị
- Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?