Điều kiện để tiến hành khảo sát mối, các ẩn họa trong công trình đê, đập là gì? Tổ mối ở đê, đập là gì?
Tổ mối ở đê, đập là gì? Điều kiện để tiến hành khảo sát mối, các ẩn họa trong các công trình đê, đập là gì?
Tổ mối ở đê, đập là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8479:2010 về Công trình đê, đập - Yêu cầu kỹ thuật khảo sát mối, một số ẩn họa và xử lý mối gây hại thì:
Tổ mối ở đê, đập (tổ mối) (termite nest in dike and dam) là các cấu trúc ở đê, đập do mối tạo ra, thường gồm một số khoang tổ và hệ thống hang giao thông, thông khí, đường đi lấy nước.
Ngoài ra, tổ mối nổi (epigeous nest) là tổ mối có một phần cấu trúc thường xuyên nằm trên mặt đất.
Tổ mối chìm (subterranean nest) là tổ mối có toàn bộ cấu trúc nằm dưới mặt đất.
Khoang tổ mối (chamber) là khoang rỗng do mối tạo ra.
Điều kiện để tiến hành khảo sát mối, các ẩn họa trong các công trình đê, đập là gì?
Điều kiện để tiến hành khảo sát mối, các ẩn họa trong các công trình đê, đập được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8479:2010 về Công trình đê, đập - Yêu cầu kỹ thuật khảo sát mối, một số ẩn họa và xử lý mối gây hại; cụ thể:
Về điều kiện tiến hành khảo sát mối
Các công trình:
+ Đê, đập, kênh dẫn nước đang vận hành hoặc trước khi đắp áp trúc, tôn cao;
+ Nền đê, đập trước khi xây dựng;
+ Mỏ vật liệu đất đắp đê, đập,
Khi phát hiện có dấu hiệu hoạt động của các loài mối gây hại, theo 5.2 trong TCVN 8227, thì phải tiến hành khảo sát mối.
Về điều kiện tiến hành khảo sát ẩn họa
Các công trình: thân đê, thân đập khi có hiện tượng: nứt nẻ, vùng thấm, sụt lún, hang động vật và bất đồng nhất thì phải tiến hành khảo sát.
Tổ mối ở đê, đập là gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu kỹ thuật khảo sát, xử lý mối và khảo sát các ẩn họa trong các công trình đê, đập được quy định như thế nào?
Yêu cầu kỹ thuật khảo sát, xử lý mối và khảo sát các ẩn họa trong các công trình đê, đập được quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8479:2010 về Công trình đê, đập - Yêu cầu kỹ thuật khảo sát mối, một số ẩn họa và xử lý mối gây hại; cụ thể như sau:
- Khảo sát sinh học, sinh thái học mối phải đảm bảo khoanh vùng được 100% các khu vực tổ mối có đường kính 0,15 m trở lên.
- Công tác khảo sát bằng thiết bị rađa đất khi điện trở suất của môi trường không nhỏ hơn 50 Ωm phải:
- Phát hiện được các tổ mối có đường kính 0,15 m trở lên với sai số về số lượng không lớn hơn 10 % sai số về kích thước tổ mối dm không được vượt quá 15 %.
+ Phát hiện được các hang rỗng có tiết diện ngang 0,15 m trở lên với sai số về kích thước và độ sâu không được vượt quá 15 % và xác định được chiều dài của hang rỗng.
- Công tác xử lý tổ mối phải đảm bảo diệt được 100 % số lượng tổ mối và lắp đầy hơn 90 % thể tích của các khoang tổ.
- Công tác phòng mối phải đảm bảo ngăn ngừa, hầu hết mối cánh xâm nhập vào thân công trình để làm tổ tối thiểu một mùa bay giao hoan.
- Công tác khảo sát bằng thiết bị điện đa cực phải phát hiện được các vùng thấm trong phạm vị yêu cầu khảo sát với sai số về kích thước không lớn hơn 20 %.
- Công tác khảo sát bằng thiết bị điện đa cực phải:
+ Phát hiện được bất đồng nhất cục bộ về độ chặt, có kích thước không nhỏ hơn 1/3 chiều sâu của bất đồng nhất đó với sai số không lớn hơn 20%.
+ Phát hiện được bất đồng nằm ngang, với sai số về độ sâu không lớn hơn 15%.
- Công tác khảo sát bằng thiết bị điện đa cực phải phát hiện được các khe nứt trong phạm vi yêu cầu khảo sát với sai số về độ sâu không lớn hơn 15%.
- Đảm bảo an toàn cho đê, đập, kênh dẫn nước và an toàn lao động trong quá trình khảo sát, xử lý.
Việc phòng mối trong các công trình đê, đập như thế nào?
Việc phòng mối được quy định tại Mục 10 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8479:2010 về Công trình đê, đập - Yêu cầu kỹ thuật khảo sát mối, một số ẩn họa và xử lý mối gây hại:
Theo đó, công trình đê, đập sau khi đã được diệt mối cần phải phòng mối để ngăn ngừa mối cánh xâm nhập vào thân công trình để làm tổ trong các mùa bay giao hoan.
Phạm vi và biện pháp phòng mối cụ thể như sau:
Về phạm vi phòng mối
Tùy theo từng công trình và biện pháp phòng mối lựa chọn để xác định phạm vi cho công tác phòng mối, theo 5.3 trong TCVN 8480.
Về biện pháp phòng mối
(i) Biện pháp phòng mối trực tiếp cho đê, đập
- Đối với mặt, mái đê đập: Phun thuốc phòng mối dạng dung dịch hoặc rải thuốc dạng bột lên mặt đê, đập.
- Đối với chỗ tiếp giáp giữa đê, đập và công trình xây đúc: Làm một hàng rào (hào) phòng mối bao quanh công trình xây đúc, rộng 0,3 m sâu 0,4 m.
Phun thuốc phòng mối dạng dung dịch hoặc trộn thuốc dạng bột vào đất làm hàng rào.
- Thuốc phòng mối: tùy từng thời điểm, từng công trình cụ thể để lựa chọn loại thuốc phù hợp, tuy nhiên loại thuốc sử dụng phải thuộc danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam và ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học.
Nồng độ, liều lượng thuốc sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
(ii) Biện pháp phòng mối gián tiếp cho đê, đập
Xử lý diệt các tổ ở môi trường xung quanh đê, đập bằng khoan phụt, theo quy định tại 9.2.5 nhưng không cần lấp bịt tổ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?