Điều kiện để được sản xuất, kinh doanh gia vị thực phẩm là gì? Xử lý hành vi sử dụng gia vị thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ như thế nào?

Điều kiện để được kinh doanh gia vị thực phẩm là gì? Xử lý hành vi sử dụng gia vị thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ như thế nào? Đối với việc san, chiết gia vị thực phẩm đóng gói lại phải thực hiện như thế nào?

Điều kiện để được sản xuất, kinh doanh gia vị thực phẩm là gì?

Hiện nay không có các điều khoản quy định riêng về việc kinh doanh gia vị thực phẩm, mà sẽ quy định chung cho việc kinh doanh, sản xuất phụ gia thực phẩm được quy định tại Điều 30 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau đây:

- Đáp ứng các quy định chung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo pháp luật về an toàn thực phẩm bao gồm:

+ Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010.

+ Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật An toàn thực phẩm 2010.

+ Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật An toàn thực phẩm 2010.

- Chỉ được phối trộn các phụ gia thực phẩm khi các phụ gia thực phẩm đó thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định và sản phẩm cuối cùng của sự phối trộn không gây ra bất cứ tác hại nào với sức khỏe con người; trường hợp tạo ra một sản phẩm mới, có công dụng mới phải chứng minh công dụng, đối tượng sử dụng và mức sử dụng tối đa.

- Việc sang chia, san, chiết phụ gia thực phẩm phải được thực hiện tại cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và ghi nhãn theo quy định hiện hành.

kinh doanh gia vị thực phẩm

Kinh doanh gia vị thực phẩm (Hình từ internet)

Đối với việc san, chiết gia vị thực phẩm đóng gói lại phải thực hiện như thế nào?

Đối với việc này thì theo nội dung tại Điều 30 nêu trên thì việc sang chia, san, chiết phụ gia thực phẩm phải được thực hiện tại cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và ghi nhãn theo quy định hiện hành.

Ngoài ra còn phải tuân thủ các yêu cầu được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2019/TT-BYT, cụ thể như sau:

"Điều 10. Yêu cầu đối với việc san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và phối trộn phụ gia thực phẩm
1. Yêu cầu đối với việc san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại:
a) Chỉ được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm trong trường hợp đã được tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về sản phẩm đồng ý bằng văn bản;
b) Việc san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn của sản phẩm và không gây ra nguy cơ đối với sức khỏe con người;
c) Nhãn của phụ gia thực phẩm được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phải thể hiện thêm ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại. Hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất phụ gia thực phẩm đã được thể hiện trên nhãn gốc của phụ gia thực phẩm trước khi được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại;
d) Tuân thủ các quy định khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm."

Xử lý hành vi sử dụng gia vị thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ như thế nào?

Về việc sử dụng gia vị thực phẩm hay nói cách khác là phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, chế biến thực phẩm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3, điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 115/2018/NĐ-CP như sau:

"Điều 5. Vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm
...
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này;
..."

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022) thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân.

Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Bên cạnh đó hành vi kinh doanh gia vị thực phẩm (Phụ gia thực phẩm) không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo điểm c khoản 1 và khoản 14 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ như sau:

"Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
...
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này."

Lưu ý: Căn cứ khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ( được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân.

Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Gia vị thực phẩm
An toàn thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm có thể đi tù đến 20 năm hay không? Bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Giáo dục và phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm có phải là biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm hay không?
Pháp luật
Môi trường kinh doanh thực phẩm là đối tượng phải phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm đúng không?
Pháp luật
Nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm với mục đích gì? Nội dung thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm là gì?
Pháp luật
Thức ăn đường phố là gì? Nơi bày bán thức ăn đường phố phải đảm bảo điều kiện gì về an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Có cần cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi kinh doanh dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm hay không?
Pháp luật
Mẫu biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm Cơ sở kinh doanh muối, muối i-ốt? Tải về Mẫu biên bản?
Pháp luật
Có được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu khi được người thân ở nước ngoài gửi tặng mật ong hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Gia vị thực phẩm
4,016 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Gia vị thực phẩm An toàn thực phẩm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào