Điều kiện để công chức cấp tỉnh được hưởng chế độ phụ cấp khu vực là gì? Chế độ phụ cấp khu vực có được tính theo mức lương cơ sở hay không?
Có bao nhiêu chế độ phụ cấp lương đối với công chức cấp tỉnh?
Điều kiện để công chức cấp tỉnh được hưởng chế độ phụ cấp khu vực là gì? (Hình từ Internet)
Theo Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định thì có 08 chế độ phụ cấp lương đối với công chức cấp tỉnh như sau:
(1) Phụ cấp thâm niên vượt khung
(2) Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo
(3) Phụ cấp khu vực
(4) Phụ cấp đặc biệt
(5) Phụ cấp thu hút
(6) Phụ cấp lưu động
(7) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
(8) Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc, gồm:
+ Phụ cấp thâm niên nghề
+ Phụ cấp ưu đãi theo nghề
+ Phụ cấp trách nhiệm theo nghề
+ Phụ cấp trách nhiệm công việc
+ Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh
Điều kiện để công chức cấp tỉnh được hưởng chế độ phụ cấp khu vực là gì?
Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì chế độ phụ cấp khu vực áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu được quy định tại Mục I Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT, bao gồm:
I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
1. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
2. Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn.
3. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
4. Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.
5. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
6. Những người làm việc trong các công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển và bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty nhà nước), gồm:
a) Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị; thành viên Ban kiểm soát.
b) Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng (không kể Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng).
c) Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh; viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và nhân viên thừa hành, phục vụ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.
7. Những người nghỉ hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng trợ cấp hàng tháng thay lương.
8. Thương binh (kể cả thương binh loại B, người hưởng chính sách như thương binh), bệnh binh hưởng trợ cấp hàng tháng mà không phải là người hưởng lương, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, theo tiểu mục 1 Mục II Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT quy định như sau:
NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH VÀ CÁCH TÍNH TRẢ PHỤ CẤP KHU VỰC
1. Nguyên tắc xác định phụ cấp khu vực:
a) Các yếu tố xác định phụ cấp khu vực:
Yếu tố địa lý tự nhiên như: khí hậu xấu, thể hiện ở mức độ khắc nghiệt về nhiệt độ, độ ẩm, độ cao, áp suất không khí, tốc độ gió,… cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người;
Xa xôi, hẻo lánh (mật độ dân cư thưa thớt, xa các trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, xa đất liền…), đường xá, cầu cống, trường học, cơ sở y tế, dịch vụ thương mại thấp kém, đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của con người:
Ngoài ra, khi xác định phụ cấp khu vực có thể xem xét bổ sung các yếu tố đặc biệt khó khăn, biên giớ, hải đảo, sình lầy.
b) Phụ cấp khu vực được quy định chủ yếu theo địa giới hành chính xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã). Các cơ quan, đơn vị, công ty nhà nước đóng trên địa bàn xã nào thì hưởng theo mức phụ cấp khu vực của xã đó. Một số trường hợp đặc biệt đóng xa dân hoặc giáp ranh với nhiều xã được xem xét để quy định mức phụ cấp khu vực riêng.
c) Khi các yếu tố dùng xác định phụ cấp khu vực hoặc địa bàn xã thay đổi (chia, nhập, thành lập mới…), phụ cấp khu vực được xác định hoặc điều chỉnh lại cho phù hợp.
...
Theo đó, công chức cấp tỉnh cần đáp ứng các điều kiện quy định nêu trên để được hưởng chế độ phụ cấp khu vực.
Chế độ phụ cấp khu vực của công chức cấp tỉnh có được tính theo mức lương cơ sở hay không?
Theo tiểu mục 2 Mục II Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT quy định mức phụ cấp khu vực đối với công chức cấp tỉnh như sau:
(1) Phụ cấp khu vực được quy định gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung; mức 1,0 chỉ áp dụng đối với những hải đảo đặc biệt khó khăn, gian khổ như quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà.
(2) Mức tiền phụ cấp khu vực được tính theo công thức sau:
Mức tiền phụ cấp khu vực = Hệ số phụ cấp khu vực x Mức lương cơ sở
Trong đó:
Hệ số phụ cấp vẫn được quy định với 07 loại hệ số là 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0.
Lưu ý: Căn cứ vào các yếu tố xác định các mức phụ cấp khu vực quy định tại Thông tư này và mức phụ cấp khu vực hiện hưởng của các xã và các đơn vị trong cả nước, liên Bộ ban hành danh mục các địa bàn xã và một số đơn vị được hưởng phụ cấp khu vực tại phụ lục kèm theo Thông tư này.
Theo đó, chế độ phụ cấp khu vực của công chức cấp tỉnh được tính theo mức lương cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Vốn chủ sở hữu của Quỹ Hỗ trợ nông dân?
- Hướng dẫn chi tiết điền mẫu số 07 PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 2024? Người lao động không đóng BHXH có phải báo cáo tình hình sử dụng lao động không?
- Đoạn văn 200 chữ về lối sống biết trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống lớp 11 kết nối tri thức? Đánh giá định kì học sinh lớp 11 ra sao?
- Nhà cao tầng là gì? Có mấy loại nhà cao tầng? Đối tượng quan trắc địa kỹ thuật chính đối với nhà cao tầng là gì?
- Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo theo Thông tư 19/2024 là bao lâu?