Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình và giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp đến 35kV?
Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp đến 35kV?
Căn cứ Điều 41 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP, Điểm a Khoản 13 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP, Điểm b Khoản 13 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) quy đinh như sau:
Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp
- Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.
+ Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương
Như vậy quy định này áp dụng cho cả công trình đường dây và trạm biến áp đến 35kV. Hiện nay khi cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp không quy định số lượng chuyên gia mà chỉ quy định điều kiện của mỗi chuyên gia. Do đó nếu chuyên gia của tổ chức đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì sẽ được cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp đến 35kV.
Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình và giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp đến 35kV?
Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp đến 35kV?
Căn cứ Điều 44 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 13 Điều 6 Nghị định 08/2018/NĐ-CP, Khoản 18 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP
"Điều 44. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp
Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp phải đáp ứng các điều kiện sau
3. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh giám sát trưởng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã đảm nhận giám sát trưởng ít nhất 01 dự án hoặc tham gia giám sát thi công ít nhất 02 dự án công hình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.
6. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành xây dựng, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia giám sát thi công ít nhất 01 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương."
Tương tự như điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình, hiện nay không có quy định về số lượng chuyên gia nên nếu đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện về chuyên gia bên trên thì tổ chức sẽ được cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp.
Hồ sơ xin giấy phép trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 21/2020-TT-BCT quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực bao gồm:
"1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
3. Danh sách trích ngang chuyên gia tư vấn đảm nhiệm chức danh chủ nhiệm, chức danh giám sát trưởng và các chuyên gia tư vấn khác theo Mẫu 3a quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn của các chuyên gia tư vấn.
4. Tài liệu chứng minh kinh nghiệm của các chuyên gia tư vấn (Quyết định phân công nhiệm vụ, giấy xác nhận của các đơn vị có dự án mà chuyên gia đã thực hiện hoặc các tài liệu có giá trị tương đương)."
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình và giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình mà bạn quan tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?