Điều hành đường dây mua bán dâm với giá 360.000.000 đồng sẽ bị xử lý như thế nào? Hành vi mua bán dâm bị xử phạt như thế nào?
Điều hành đường dây mua bán dâm với giá 360.000.000 đồng sẽ bị xử lý như thế nào?
Gần đây, dư luận xôn xao về việc Công an đã triệt phá được đường dây mua bán dâm của một Tú ông. Theo thông tin thì Tú ông khai nhận đã môi giới cho 02 cô gái nổi tiếng trong showbiz bán dâm với giá 15.000 USD (tương đương 360 triệu đồng) cho mỗi người mỗi lượt.
Căn cứ vào Điều 328 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Tội môi giới mại dâm
1. Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Theo như quy định trên thì người nào có hành vi môi giới mại dâm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt thấp nhất là từ 6 tháng đến 3 năm tù và cao nhất là từ 7 đến 15 năm tù.
Theo như lời khai của Tú ông thì người này đã môi giới mại dâm cho 02 cô gái trên với giá là 360 triệu đồng cho mỗi người. Như vậy, tổng số tiền thu lợi bất chính là 720 triệu đồng.
Theo đó, hành vi điều hành đường dây mua bán dâm với giá 360.000.000 đồng của Tú ông sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 7 năm đến 15 năm tù giam.
Ngoài ra, người này có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.0000.000 đồng.
Điều hành đường dây mua bán dâm với giá 360.000.000 đồng sẽ bị xử lý như thế nào? Hành vi mua bán dâm bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Hành vi mua bán dâm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ vào Điều 24 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi mua dâm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm từ 02 người trở lên cùng một lúc.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Như vậy, người nào có hành vi mua dâm thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Nếu như mua dâm cùng lúc 2 người trở lên thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Tuy nhiên, tại Điều 329 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Tội mua dâm người dưới 18 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Mua dâm 02 lần trở lên;
b) Mua dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
4. Người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Theo đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên.
Căn cứ vào Điều 25 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi bán dâm
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán dâm.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Theo đó thì người nào có hành vi bán dâm thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Nếu như bán cho 02 người cùng lúc trở lên thì bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi môi giới mại dâm là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Như vậy, cần căn cứ vào mức độ và tính chất của hành vi môi giới mại dâm thuộc loại tội phạm nào để xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?