Diện tích khu vực thăm dò khoáng sản của một giấy phép đối với đá quý được quy định là bao nhiêu km2? Đề án thăm dò khoáng sản phải có các nội dung gì?
Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép đối với đá quý được quy định là bao nhiêu km2?
Căn cứ theo Điều 38 Luật Khoáng sản 2010 có quy định như sau:
Diện tích khu vực thăm dò khoáng sản
1. Khu vực thăm dò khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc, thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp.
2. Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép đối với loại hoặc nhóm khoáng sản được quy định như sau:
a) Không quá 50 kilômét vuông (km2) đối với đá quý, đá bán quý, khoáng sản kim loại, trừ bauxit;
b) Không quá 100 kilômét vuông (km2) đối với than, bauxit, khoáng sản không kim loại ở đất liền có hoặc không có mặt nước, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;
c) Không quá 200 kilômét vuông (km2) đối với khoáng sản các loại ở thềm lục địa, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;
d) Không quá 02 kilômét vuông (km2) ở đất liền, không quá 01 kilômét vuông (km2) ở vùng có mặt nước đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;
đ) Không quá 02 kilômét vuông (km2) đối với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên.
3. Khu vực thăm dò phải bảo đảm khống chế hết thân khoáng sản và các cấu trúc địa chất có triển vọng đối với loại khoáng sản dự kiến thăm dò.
Theo đó, Khu vực thăm dò khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc, thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp. Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép đối với đá quý, đá bán quý là không quá 50 km2.
Khu vực thăm dò phải bảo đảm khống chế hết thân khoáng sản và các cấu trúc địa chất có triển vọng đối với loại khoáng sản dự kiến thăm dò.
Diện tích khu vực thăm dò khoáng sản của một giấy phép đối với đá quý được quy định là bao nhiêu km2? Đề án thăm dò khoáng sản phải có các nội dung gì?(Hình từ Internet)
Đề án thăm dò khoáng sản phải có các nội dung gì?
Theo khoản 1 Điều 39 Luật Khoáng sản 2010 có quy định thì Đề án thăm dò khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
- Hệ phương pháp thăm dò phù hợp để xác định được trữ lượng, chất lượng khoáng sản, điều kiện khai thác, khả năng chế biến, sử dụng các loại khoáng sản có trong diện tích thăm dò;
- Khối lượng công tác thăm dò, số lượng, chủng loại mẫu vật cần lấy phân tích, bảo đảm đánh giá đầy đủ tài nguyên, trữ lượng, chất lượng khoáng sản theo mục tiêu thăm dò;
- Giải pháp bảo vệ môi trường, an toàn lao động, vệ sinh lao động trong quá trình thăm dò;
- Phương pháp tính trữ lượng;
- Giải pháp tổ chức thi công, tiến độ thực hiện đề án;
- Dự toán chi phí thăm dò được lập trên cơ sở đơn giá do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định;
- Thời gian thực hiện đề án thăm dò khoáng sản, thời gian trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản và thời gian lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
Giám sát thi công đề án thăm dò khoáng sản được quy định như thế nào?
Theo Điều 30 Nghị định 158/2016/NĐ-CP có quy định về việc giám sát thi công đề án thăm dò khoáng sản như sau:
- Căn cứ để giám sát thi công đề án thăm dò khoáng sản:
+ Giấy phép thăm dò khoáng sản; Đề án thăm dò khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thăm dò thẩm định;
+ Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản.
- Nguyên tắc giám sát thi công đề án thăm dò khoáng sản:
+ Bảo đảm phạm vi, nội dung giám sát;
+ Không gây cản trở hoạt động của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản;
+ Các thông tin phục vụ công tác giám sát phải đầy đủ, kịp thời, chuẩn xác, trung thực và minh bạch;
+ Kết quả giám sát, đánh giá phải được xử lý và phải được lưu trữ đầy đủ.
- Giám sát thi công đề án thăm dò được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp với các nội dung chính cần giám sát sau đây:
+ Năng lực, nhân lực và thiết bị thi công của đơn vị thi công;
+ Trình tự, tiến độ thi công các hạng mục theo Đề án thăm dò khoáng sản;
+ Quy trình, khối lượng thi công các hạng mục công việc trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức hiện hành.
- Các hạng mục công việc khi giám sát thi công đề án thăm dò bao gồm:
+ Quy trình khảo sát, thi công ngoài thực địa;
+ Việc thi công công trình: Hố, hào, giếng, lò, khoan;
+ Việc lấy mẫu công nghệ; lấy mẫu trong các công trình; gia công mẫu (đối với các loại mẫu gia công tại thực địa);
+ Các hạng mục công việc thi công còn lại theo đề án được phê duyệt không thuộc đối tượng giám sát trực tiếp.
- Kinh phí giám sát thi công đề án thăm dò được xác định trong dự toán của đề án thăm dò khoáng sản. Mức chi giám sát bằng 20% chi phí chung được xác định trên cơ sở các dự toán chi trực tiếp của các hạng mục công trình.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết nội dung công tác giám sát thi công đề án thăm dò.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?