Điểm kiểm tra an ninh hàng không là gì? Điểm kiểm tra an ninh hàng không phải được thiết lập tại những vị trí nào?
Điểm kiểm tra an ninh hàng không là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT) quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bưu gửi bao gồm thư, gói, kiện hàng hóa được chấp nhận, vận chuyển và phát hợp pháp qua mạng bưu chính.
2. Điểm kiểm tra an ninh hàng không là vị trí làm việc của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được thiết lập tại các cổng, cửa, lối đi giữa các khu vực hạn chế hoặc giữa khu vực hạn chế với khu vực khác, nhằm kiểm tra an ninh hàng không người, phương tiện, đồ vật, duy trì an ninh trật tự khu vực điểm kiểm tra an ninh hàng không.
3. Điểm kiểm soát an ninh hàng không là vị trí làm việc của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được thiết lập tại khu vực công cộng hoặc khu vực hạn chế nhằm kiểm soát hoạt động của người, phương tiện, duy trì an ninh, trật tự trong phạm vi được giới hạn quanh điểm kiểm soát.
4. Đồ vật phục vụ trên tàu bay là vật phẩm để hành khách, tổ bay sử dụng, bán trên tàu bay, trừ suất ăn; các vật phẩm phục vụ cho khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
...
Như vậy, theo quy định, điểm kiểm tra an ninh hàng không là vị trí làm việc của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được thiết lập tại các cổng, cửa, lối đi giữa các khu vực hạn chế hoặc giữa khu vực hạn chế với khu vực khác, nhằm kiểm tra an ninh hàng không người, phương tiện, đồ vật, duy trì an ninh trật tự khu vực điểm kiểm tra an ninh hàng không.
Điểm kiểm tra an ninh hàng không là gì? (Hình từ Internet)
Điểm kiểm tra an ninh hàng không theo quy định phải được thiết lập tại những vị trí nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT) quy định về điểm kiểm tra an ninh hàng không tại cổng, cửa, lối đi như sau:
Điểm kiểm tra an ninh hàng không tại cổng, cửa, lối đi
1. Phải thiết lập điểm kiểm tra an ninh hàng không tại các vị trí sau:
a) Tại các cổng, cửa, lối đi giữa khu vực hạn chế và khu vực khác;
b) Tại các cổng, cửa, lối đi từ khu vực hạn chế sử dụng riêng có lối đi vào từ khu vực công cộng sang các khu vực hạn chế khác.
2. Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không (trừ điểm kiểm tra an ninh hàng không từ khu vực công cộng vào khu vực hạn chế được tạm thời thiết lập) phải có các tài liệu sau đây:
a) Quy trình kiểm tra người, đồ vật, phương tiện khi ra, vào khu vực hạn chế;
b) Mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không được phép vào khu vực;
c) Danh sách những người, phương tiện bị mất thẻ, giấy phép; bị thu hồi nhưng không nộp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
...
Như vậy, theo quy định, phải thiết lập điểm kiểm tra an ninh hàng không tại các vị trí sau đây:
(1) Tại các cổng, cửa, lối đi giữa khu vực hạn chế và khu vực khác;
(2) Tại các cổng, cửa, lối đi từ khu vực hạn chế sử dụng riêng có lối đi vào từ khu vực công cộng sang các khu vực hạn chế khác.
Các điểm kiểm tra an ninh hàng không phải có những tài liệu gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 34 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định về điểm kiểm tra an ninh hàng không tại cổng, cửa, lối đi như sau:
Điểm kiểm tra an ninh hàng không tại cổng, cửa, lối đi
...
2. Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không (trừ điểm kiểm tra an ninh hàng không từ khu vực công cộng vào khu vực hạn chế được tạm thời thiết lập) phải có các tài liệu sau đây:
a) Quy trình kiểm tra người, đồ vật, phương tiện khi ra, vào khu vực hạn chế;
b) Mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không được phép vào khu vực;
c) Danh sách những người, phương tiện bị mất thẻ, giấy phép; bị thu hồi nhưng không nộp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
d) Danh bạ các số điện thoại liên quan và các biểu mẫu, biên bản, phiếu đăng ký vật phẩm nguy hiểm, phương tiện, đồ vật mang vào khu vực hạn chế; danh mục đồ vật phải đăng ký hoặc khai báo tại điểm kiểm tra an ninh hàng không khi mang theo người vào trong khu vực hạn chế; đồ vật không được mang theo người vào làm việc tại các khu vực hạn chế;
đ) Sổ giao ca, ghi chép tình hình và kết quả kiểm tra, giám sát an ninh.
3. Tại điểm kiểm tra an ninh hàng không phải có biển báo, chỉ dẫn thích hợp, bố trí nhân viên, thiết bị an ninh thích hợp để bảo đảm việc kiểm tra an ninh hàng không được duy trì liên tục. Cổng, cửa, hàng rào di động tại điểm kiểm tra an ninh hàng không phải luôn trong trạng thái đóng (khóa) và chỉ được mở khi người, phương tiện đã được kiểm tra, đủ điều kiện ra, vào.
Như vậy, theo quy định, tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không (trừ điểm kiểm tra an ninh hàng không từ khu vực công cộng vào khu vực hạn chế được tạm thời thiết lập) phải có các tài liệu sau đây:
(1) Quy trình kiểm tra người, đồ vật, phương tiện khi ra, vào khu vực hạn chế;
(2) Mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không được phép vào khu vực;
(3) Danh sách những người, phương tiện bị mất thẻ, giấy phép; bị thu hồi nhưng không nộp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
(4) Danh bạ các số điện thoại liên quan và các biểu mẫu, biên bản, phiếu đăng ký vật phẩm nguy hiểm, phương tiện, đồ vật mang vào khu vực hạn chế;
Danh mục đồ vật phải đăng ký hoặc khai báo tại điểm kiểm tra an ninh hàng không khi mang theo người vào trong khu vực hạn chế; đồ vật không được mang theo người vào làm việc tại các khu vực hạn chế;
(5) Sổ giao ca, ghi chép tình hình và kết quả kiểm tra, giám sát an ninh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khách du lịch nội địa có bao gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch không? Quyền của khách du lịch nội địa là gì?
- Bị chồng đánh đập có được trợ giúp pháp lý không? Nhờ bố mẹ yêu cầu trợ giúp pháp lý có được không?
- Giai cấp trong triết học là gì? Nguồn gốc của giai cấp trong triết học? Tài liệu học tập môn Triết học Mác Lênin?
- Chủ nhà có phải thanh toán chi phí viện phí khi người giúp việc gia đình bị tai nạn lao động hay không?
- Mẫu Đơn xin gia hạn tiến độ thi công công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?