Đề xuất bỏ chính sách vay tín dụng với học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính học trực tuyến?

Cho tôi hỏi: Đề xuất bỏ chính sách vay tín dụng với học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính học trực tuyến đúng không? Câu hỏi của anh Chính đến từ Bình Thuận.

Đã hỗ trợ hơn 80 nghìn HSSV có đủ điều kiện học tập trực tuyến?

Căn cứ tại Dự thảo Quyết định bãi bỏ Quyết định 09/2022/QĐ-TTg quy định như sau:

Theo Bộ Tài chính, chương trình tín dụng theo Quyết định 09/2022/QĐ-TTg đã hỗ trợ hơn 80 nghìn học sinh, sinh viên có đủ điều kiện tiếp tục học tập trực tuyến khi bị mắc COVID-19 trong giai đoạn vừa qua:

+ Đồng thời hỗ trợ học sinh, sinh viên học tập hiệu quả trong môi trường lớp học đang dần được công nghệ hóa, số hóa.

+ Góp phần thực hiện đúng chủ trương công bằng xã hội, quan tâm đến mọi người dân, "không bỏ ai lại phía sau" của Đảng và Nhà nước. Như vậy, chính sách ban hành đã được triển khai, thực hiện đồng bộ và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, đến nay dịch COVID-19 đã được kiểm soát nên các trường học không tổ chức học tập trực tuyến nữa, trường hợp một số nhỏ học sinh, sinh viên bị mắc COVID-19 phải nghỉ học cũng chỉ trong thời gian rất ngắn, không cần thiết phải học trực tuyến.

Tại Công văn 9368/NHCS-TDSV năm 2022, NHCSXH báo cáo đã phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan, Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp huyện, Ban giảm nghèo cấp xã, cùng tổ chức chính trị - xã hội các cấp để thực hiện rà soát nhu cầu vay vốn thực tế của chương trình tín dụng theo Quyết định 09/2022/QĐ-TTg. Kết quả là chỉ có 14/63 tỉnh, thành phố tổng hợp còn nhu cầu vay vốn với số tiền 94 tỷ đồng (đến nay NHCSXH đã giải ngân hết số tiền này).

Do đó, để phù hợp với bối cảnh thực tế hiện nay, việc ban hành Quyết định bãi bỏ Quyết định 09/2022/QĐ-TTg là cần thiết.

Việc bãi bỏ Quyết định 09/2022/QĐ-TTg để dừng triển khai cho vay mới. Đối với các hợp đồng tín dụng đã ký thì các bên tiếp tục thực hiện theo các nội dung quy định trong hợp đồng tín dụng đã ký.

Đề xuất bỏ chính sách vay tín dụng với học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính học trực tuyến?

Đề xuất bỏ chính sách vay tín dụng với học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính học trực tuyến? (Hình từ Internet)

Thời hạn cho vay tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là bao lâu?

Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục I Hướng dẫn 2162A/NHCS-TD năm 2007 quy định về thời hạn cho vay tín dụng đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn như sau:

Thời hạn cho vay: Là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi được thoả thuận trong Khế ước nhận nợ.

- Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.

+ Thời hạn phát tiền vay: Là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên (sau đây viết tắt là HSSV) kết thúc khoá học, kể cả thời gian HSSV được nhà trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có).

Trong thời hạn phát tiền vay, người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay; lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.

+ Thời hạn trả nợ: Là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi. Người vay và ngân hàng thoả thuận thời hạn trả nợ cụ thể nhưng không vượt quá thời hạn trả nợ tối đa được quy định cụ thể như sau:

++ Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay.

++ Đối với các chương trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.

- Trường hợp một hộ gia đình vay vốn cho nhiều HSSV cùng một lúc, nhưng thời hạn ra trường của từng HSSV khác nhau, thì thời hạn cho vay được xác định theo HSSV có thời gian còn phải theo học tại trường dài nhất.

Chính phủ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay tín dụng thông qua phương thức nào?

Căn cứ tại tiểu mục 6 Mục I Hướng dẫn 2162A/NHCS-TD năm 2007 quy định Chính phủ cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay tín dụng thông qua phương thức sau:

Phương thức cho vay: NHCSXH áp dụng theo 2 phương thức cho vay:

- HSSV vay vốn thông qua hộ gia đình:

+ Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ NHCSXH.

+ Người vay không phải thế chấp tài sản nhưng phải gia nhập và là thành viên Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại thôn, ấp, bản, buôn (gọi chung là thôn) nơi hộ gia đình đang sinh sống, được Tổ bình xét đủ điều kiện vay vốn, lập thành danh sách đề nghị vay vốn NHCSXH gửi UBND cấp xã xác nhận.

+ Việc cho vay của NHCSXH được thực hiện uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội theo cơ chế hiện hành của NHCSXH.

- Đối với HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động được vay vốn và trả nợ trực tiếp tại NHCSXH nơi địa bàn nhà trường đóng trụ sở.

Xem toàn bộ Dự thảo Quyết định bãi bỏ Quyết định 09/2022/QĐ-TTg: Tại đây.

Vay tín dụng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quyền và nghĩa vụ của khách hàng khi vay tín dụng?
Pháp luật
Dự án vay tín dụng đầu tư của Nhà nước là các dự án nào? Mức vốn cho vay đối với từng dự án đầu tư được quyết định bởi tổ chức nào?
Pháp luật
Sinh viên năm nhất được hỗ trợ vay vốn khi đáp ứng điều kiện gì? Nợ quá hạn thì lãi suất được tính ra sao?
Pháp luật
Nông dân ở tại nông thôn vay 100 triệu để phát triển nông nghiệp có cần phải có tài sản bảo đảm hay không?
Pháp luật
Việc cho vay tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn có gồm cho vay cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp?
Pháp luật
Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước là bao nhiêu phần trăm? Khách hàng muốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước thì cần đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Người vay tín dụng chết trước khi trả hết nợ thì ai là người có nghĩa vụ trả nợ thay? Người chết không để lại di chúc thì xác định người có nghĩa vụ trả nợ thay cho người đã chết ra sao?
Pháp luật
Đề xuất bỏ chính sách vay tín dụng với học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính học trực tuyến?
Pháp luật
Thuyền trưởng có quyền nhân danh chủ tàu vay tín dụng không? Thuyền trưởng có nghĩa vụ có được rời tàu biển khi tàu biển đang gặp nguy hiểm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vay tín dụng
988 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vay tín dụng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vay tín dụng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào