Để viết giấy đề xuất bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô trong hệ thống Tòa án nhân dân trình Thủ trưởng đơn vị, lái xe căn cứ vào đâu?
- Để viết giấy đề xuất bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô trong hệ thống Tòa án nhân dân trình Thủ trưởng đơn vị, lái xe căn cứ vào đâu?
- Việc lập kế hoạch chi tiết nội dung kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô trong hệ thống Tòa án nhân dân là trách nhiệm của ai?
- Thành phần biên bản nghiệm thu, kiểm tra kỹ thuật và xác nhận tình trạng xe khi bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô có những ai?
Để viết giấy đề xuất bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô trong hệ thống Tòa án nhân dân trình Thủ trưởng đơn vị, lái xe căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng trong hệ thống Tòa án nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 140/2021/QĐ-TANDTC quy định như sau:
Bảo dưỡng, sửa chữa xe
1. Xe ô tô phải được kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng chế độ tiêu chuẩn định mức kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền quy định.
2. Lái xe căn cứ vào tình trạng kỹ thuật thực tế của xe cũng như quy định của nhà sản xuất, quy định của Bộ Giao thông vận tải, chủ động kiểm tra và viết giấy đề xuất việc sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa trùng, đại tu, trình Thủ trưởng đơn vị. Nội dung giấy đề nghị cần nêu rõ lý do cần bảo dưỡng, sửa chữa, dự kiến nội dung sửa chữa và dự trù kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa.
...
Theo đó, xe ô tô phải được kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng chế độ tiêu chuẩn định mức kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Lái xe căn cứ vào tình trạng kỹ thuật thực tế của xe cũng như quy định của nhà sản xuất, quy định của Bộ Giao thông vận tải, chủ động kiểm tra và viết giấy đề xuất việc sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa trùng, đại tu, trình Thủ trưởng đơn vị.
Nội dung giấy đề nghị cần nêu rõ lý do cần bảo dưỡng, sửa chữa, dự kiến nội dung sửa chữa và dự trù kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa.
Việc lập kế hoạch chi tiết nội dung kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô trong hệ thống Tòa án nhân dân là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng trong hệ thống Tòa án nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 140/2021/QĐ-TANDTC quy định như sau:
Bảo dưỡng, sửa chữa xe
...
3. Căn cứ vào chế độ bảo dưỡng theo quy định và điều kiện thực tế lưu hành tại các đơn vị cũng như tình trạng kỹ thuật của xe ô tô, Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng xe có trách nhiệm kiểm tra, lập báo cáo, lập kế hoạch chi tiết nội dung kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa. Căn cứ biên bản kiểm tra tình trạng kỹ thuật xe của cơ quan chuyên môn đơn vị quản lý sử dụng trực tiếp báo cáo đơn vị cấp trên trực tiếp để giải quyết hoặc tổng hợp dự toán báo cáo Tòa án nhân dân tối cao làm cơ sở xác lập dự toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô hàng năm theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.
Theo quy định trên, căn cứ vào chế độ bảo dưỡng theo quy định và điều kiện thực tế lưu hành tại các đơn vị cũng như tình trạng kỹ thuật của xe ô tô, Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng xe có trách nhiệm kiểm tra, lập báo cáo, lập kế hoạch chi tiết nội dung kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa.
Căn cứ biên bản kiểm tra tình trạng kỹ thuật xe của cơ quan chuyên môn đơn vị quản lý sử dụng trực tiếp báo cáo đơn vị cấp trên trực tiếp để giải quyết hoặc tổng hợp dự toán báo cáo Tòa án nhân dân tối cao làm cơ sở xác lập dự toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô hàng năm theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.
Xe ô tô (Hình từ Internet)
Thành phần biên bản nghiệm thu, kiểm tra kỹ thuật và xác nhận tình trạng xe khi bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô có những ai?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng trong hệ thống Tòa án nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 140/2021/QĐ-TANDTC quy định như sau:
Bảo dưỡng, sửa chữa xe
...
4. Căn cứ vào dự toán ngân sách Nhà nước được giao, Thủ trưởng đơn vị quản lý, sử dụng xe ô tô tổ chức thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa xe theo đúng nội dung và phù hợp với nguồn kinh phí được giao. Sau khi bảo dưỡng, sửa chữa phải tổ chức nghiệm thu, kiểm tra kỹ thuật, xác nhận tình trạng xe. Biên bản nghiệm thu, kiểm tra kỹ thuật, xác nhận tình trạng xe với thành phần gồm Thủ trưởng đơn vị, lái xe và đại diện đơn vị sửa chữa.
5. Lái xe phải thu hồi các phụ tùng thay thế đưa về cơ quan để kiểm tra đối chiếu nghiệm thu, làm thủ tục nhập kho hoặc thanh lý theo quy định của Nhà nước về quản lý tài sản công.
6. Trường hợp trên đường đi công tác xe bị hỏng đột xuất lái xe không khắc phục sửa chữa được mà phải đưa xe vào xưởng sửa chữa, thay thế phụ tùng thì lái xe phải báo cáo bằng điện thoại với Thủ trưởng đơn vị hoặc người có thẩm quyền để xin ý kiến chỉ đạo và cho hướng giải quyết kịp thời phục vụ công tác của đơn vị.
Việc lập dự toán, quyết toán kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, biên bản nghiệm thu, kiểm tra kỹ thuật, xác nhận tình trạng xe khi bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô với thành phần gồm Thủ trưởng đơn vị, lái xe và đại diện đơn vị sửa chữa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?