Để trở thành Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân thì có bắt buộc phải tốt nghiệp chuyên ngành luật hay không?
Để trở thành Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân thì có bắt buộc phải tốt nghiệp chuyên ngành luật không?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 quy định về những tiêu chuẩn chung của Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân như sau:
Tiêu chuẩn chung của Kiểm tra viên
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Nghị quyết này.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo đó, một trong những yêu cầu bắt buộc để có thể trở thành Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân là phải có trình độ cử nhân luật trở lên. Vì vậy, nếu muốn được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên thì bạn phải tốt nghiệp chuyên ngành luật.
Trình độ học vấn đối với Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân (Hình từ Internet)
Chế độ tiền lương và chế độ phụ cấp của Kiểm tra viên được quy định ra sao?
Theo Điều 95 Luật Tổ chức Viện kiểm sát 2014 và Điều 96 Luật Tổ chức Viện kiểm sát 2014, chế độ tiền lương và chế độ phụ cấp của Kiểm tra viên được quy định như sau:
Điều 95. Chế độ tiền lương
1. Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên có thang bậc lương riêng.
2. Chế độ tiền lương đối với Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Chế độ tiền lương đối với công chức khác, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Chế độ tiền lương đối với Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát quân sự được thực hiện theo chế độ của quân đội.
Điều 96. Chế độ phụ cấp
1. Chế độ phụ cấp đặc thù của cán bộ, công chức, viên chức Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quyết định.
2. Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát quân sự được hưởng chế độ phụ cấp của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật.
3. Chế độ phụ cấp khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân là gì?
Tại Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát 2014 quy định về Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
Kiểm tra viên
1. Kiểm tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
2. Kiểm tra viên có các ngạch sau đây:
a) Kiểm tra viên;
b) Kiểm tra viên chính;
c) Kiểm tra viên cao cấp.
3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Kiểm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
b) Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
c) Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
5. Kiểm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, Kiểm tra viên được bổ nhiệm để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, cụ thể như sau:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
- Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
- Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
Nếu Kiểm tra viên có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?