Đề thi giữa kỳ 2 toán 11 năm học 2023 - 2024 cho giáo viên và học sinh tham khảo? Tải đề thi giữa kỳ 2 toán 11 năm học 2023 - 2024 ở đâu?
Đề thi giữa kỳ 2 toán 11 năm học 2023 - 2024 cho giáo viên và học sinh tham khảo?
Tham khảo đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn Toán 11 năm học 2023 – 2024 trường THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hồ Chí Minh:
Tham khảo đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Toán 11 năm học 2023 – 2024 trường THPT Trưng Vương, tỉnh Bình Định:
Tham khảo đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Toán 11 THPT năm học 2023 – 2024 trường THPT Chu Văn An, thành phố Hà Nội:
Tham khảo bộ đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Toán 11 năm học 2023 – 2024 trường THPT Thuận Thành 1, tỉnh Bắc Ninh:
Tham khảo đề thi thử giữa học kì 2 môn Toán 11 năm học 2023 – 2024 trường THPT Tân Châu, tỉnh An Giang:
Đề thi giữa kỳ 2 toán 12 năm học 2023 - 2024 cho giáo viên và học sinh tham khảo? Tải đề thi giữa kỳ 2 toán 12 năm học 2023 - 2024 ở đâu?
Khi học Đạo hàm trong môn toán học sinh lớp 11 cần đạt được những yêu cầu như thế nào?
Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông môn toán được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT nêu rõ những yêu cầu cần đạt được khi học sinh lớp 11 được giảng dạy đạo hàm trong môn toán như sau:
- Khái niệm đạo hàm trong môn toán. Ý nghĩa hình học của đạo hàm:
+ Nhận biết được một số bài toán dẫn đến khái niệm đạo hàm như: xác định vận tốc tức thời của một vật chuyển động không đều, xác định tốc độ thay đổi của nhiệt độ.
+ Nhận biết được định nghĩa đạo hàm. Tính được đạo hàm của một số hàm đơn giản bằng định nghĩa.
+ Nhận biết được ý nghĩa hình học của đạo hàm.
+ Thiết lập được phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại một điểm thuộc đồ thị.
+ Nhận biết được số e thông qua bài toán mô hình hoá lãi suất ngân hàng.
- Các quy tắc tính đạo hàm:
+ Tính được đạo hàm của một số hàm số sơ cấp cơ bản (như hàm đa thức, hàm căn thức đơn giản, hàm số lượng giác, hàm số mũ, hàm số lôgarit).
+ Sử dụng được các công thức tính đạo hàm của tổng, hiệu, tích, thương của các hàm số và đạo hàm của hàm hợp.
+ Giải quyết được một số vấn đề có liên quan đến môn học khác hoặc có liên quan đến thực tiễn gắn với đạo hàm (ví dụ: xác định vận tốc tức thời của một vật chuyển động không đều,...).
- Đạo hàm cấp hai:
+ Nhận biết được khái niệm đạo hàm cấp hai của một hàm số.
+ Tính được đạo hàm cấp hai của một số hàm số đơn giản.
+ Giải quyết được một số vấn đề có liên quan đến môn học khác hoặc có liên quan đến thực tiễn gắn với đạo hàm cấp hai (ví dụ: xác định gia tốc từ đồ thị vận tốc theo thời gian của một chuyển động không đều,...).
Học sinh lớp 11 được xếp loại học lực thế nào?
Theo Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT (có cụm từ bị thay thế bởi khoản 6, khoản 7 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT) quy định về việc xếp loại học lực học sinh lớp 11 như sau:
- Xếp loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn:
+ Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;
+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
- Xếp loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn:
+ Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;
+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;
+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
- Xếp loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn:
+ Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;
+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;
+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
- Xếp loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.
- Xếp loại kém: Các trường hợp còn lại.
Lưu ý: Nếu điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) hoặc điểm trung bình các môn cả năm học (ĐTBcn) đạt mức của từng loại giỏi, khá nêu trên nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:
+ Nếu ĐTBhk đạt mức loại giỏi nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Trung bình thì được điều chỉnh xếp loại khá.
+ Nếu ĐTBhk đạt mức loại giỏi nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại yếu thì được điều chỉnh xếp loại trung bình.
+ Nếu ĐTBhk đạt mức loại khá nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại yếu thì được điều chỉnh xếp loại trung bình.
+ Nếu ĐTBhk đạt mức loại khá nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại yếu.
Như vậy, học sinh lớp 11 sẽ được xếp loại học lực theo các loại giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?