Viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái? Mẫu đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái hay và chọn lọc?
Viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái? Mẫu đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái hay và chọn lọc?
Tham khảo đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái hay và chọn lọc dưới đây:
Mẫu số 1 - Viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái
Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Đó không phải là điều xa vời hay vĩ đại, mà xuất phát từ sự chân thành, từ trái tim biết yêu thương. Đức tính này hiện diện trong cuộc sống thường ngày, được nuôi dưỡng và phát triển qua bao thế hệ. Điển hình nhất có thể thấy trong những đợt thiên tai khắc nghiệt ở miền Trung hay giai đoạn dịch Covid-19 đầy thử thách. Khi đó, tinh thần "lá lành đùm lá rách" càng được thể hiện rõ nét. Mọi người đồng lòng chung sức, cùng nhau vượt qua khoảng thời gian khó khăn ấy. Nhờ vậy, tình thương được lan tỏa, giúp cuộc sống dần ổn định trở lại. Những người nhận được sự giúp đỡ cũng có thêm động lực, niềm tin để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn không ít người vô tâm, thờ ơ với cộng đồng. Họ có thể phớt lờ những tình huống cần giúp đỡ, chẳng hạn như không màng tới một vụ tai nạn hay từ chối hỗ trợ người khác khi có thể. Sự ích kỷ này không chỉ làm họ dần cô lập chính mình mà còn đánh mất sự yêu mến từ những người xung quanh. Vì thế, để xã hội ngày càng văn minh, phát triển, mỗi người cần nuôi dưỡng lòng yêu thương và tinh thần sẻ chia. Hãy gìn giữ và tiếp nối truyền thống "tương thân tương ái" quý báu của dân tộc. |
Mẫu số 2 - Viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái
Nhằm khuyên răn con người sống với nhau bằng tình yêu thương chan hòa, ông cha ta đã đúc kết câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”. Trong xã hội hiện đại, khi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển, những giá trị tình cảm ấy lại càng cần được trân trọng, đặc biệt là lòng nhân ái. Lòng nhân ái thể hiện qua sự yêu thương giữa con người với con người, là sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu và sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Ở phạm vi rộng hơn, đó còn là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết dân tộc. Đây không chỉ là một phẩm chất cao đẹp mà còn là thước đo phản ánh đạo đức, nhân cách của mỗi người. Lòng nhân ái không phải điều gì quá xa xôi hay khó nắm bắt. Nó hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày, từ những hành động nhỏ bé nhất như cử chỉ, lời nói, sự quan tâm dành cho nhau. Dù giản dị nhưng chính những điều ấy lại khiến trái tim con người trở nên ấm áp hơn. Người có lòng nhân ái là người luôn biết sẻ chia, đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không mong cầu hồi đáp. Họ không ích kỷ, không toan tính thiệt hơn, mà sống chan hòa, lan tỏa những giá trị tích cực ra cộng đồng. Nhờ có lòng nhân ái, con người gắn kết với nhau bền chặt hơn, tạo nên nền tảng nhân văn vững chắc để xã hội ngày càng phát triển theo hướng tốt đẹp. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn không ít người sống thờ ơ, vô cảm, chỉ biết đến lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến những người xung quanh. Một số khác lại tự cô lập bản thân, xa lánh cộng đồng. Những người này cần thay đổi suy nghĩ và cách sống để tìm thấy ý nghĩa thực sự của cuộc đời. Là thế hệ tương lai của đất nước, mỗi chúng ta hãy biết yêu thương, sẵn sàng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Khi ta trao đi yêu thương, ta cũng sẽ nhận lại yêu thương. Cuộc sống do chính ta làm chủ, hãy trở thành một con người nhân ái, biết yêu thương và lan tỏa điều tốt đẹp đến mọi người. |
Mẫu số 3 - Viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái
Từ bao đời nay, nhân dân ta luôn đoàn kết một lòng, chung tay bảo vệ và xây dựng đất nước, tạo nên một khối đại đoàn kết vững chắc. Những phẩm chất cao quý cùng truyền thống tốt đẹp ấy vẫn được giữ gìn đến ngày nay và tiếp tục được thế hệ trẻ kế thừa, phát huy. Một trong những giá trị đáng trân trọng nhất của dân tộc chính là lòng nhân ái. Lòng nhân ái thể hiện qua tình yêu thương giữa con người với con người, là sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu và sẵn sàng giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn. Đó không chỉ là tinh thần cá nhân mà còn là yếu tố quan trọng để phát triển cộng đồng, dân tộc và đất nước. Truyền thống nhân ái của dân tộc ta đã được hun đúc qua bao thế hệ, thể hiện rõ nét trong những thời khắc lịch sử hào hùng. Chính tinh thần ấy đã giúp hàng triệu con người Việt Nam kiên cường đứng lên chống lại áp bức, đồng lòng bảo vệ quê hương. Nhờ có lòng nhân ái và tinh thần đoàn kết, người dân từ khắp mọi miền đất nước đã chung tay chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập thiêng liêng. Ngày nay, lòng nhân ái còn được thể hiện qua những hành động giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, những nghĩa cử cao đẹp dù nhỏ bé nhưng mang lại ý nghĩa lớn lao. Sự đoàn kết, yêu thương vẫn luôn hiện diện trong từng hành động giản dị nhưng thấm đượm tình người. Tuy vậy, trong xã hội vẫn còn tồn tại những con người ích kỷ, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà thờ ơ với xung quanh. Họ chỉ muốn nhận mà không muốn cho đi, luôn đặt bản thân lên trên tất cả mà không quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc của người khác. Thậm chí, họ còn bảo thủ, không chịu lắng nghe hay tiếp thu ý kiến từ những người xung quanh. Chính những lối sống như vậy sẽ chỉ khiến họ ngày càng xa rời cộng đồng, khó có thể đạt được thành công thực sự. Vì thế, lòng nhân ái là điều vô cùng cần thiết để làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Đây không chỉ là truyền thống quý báu của dân tộc mà còn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của mỗi cá nhân. Hãy luôn nuôi dưỡng và rèn luyện đức tính cao đẹp này để góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ và tràn ngập yêu thương. |
Mẫu số 4 - Viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái
Lòng nhân ái đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân và cả xã hội. Chính lòng nhân ái giúp con người gắn kết chặt chẽ hơn, tạo nên sự đoàn kết vững bền không thể tách rời. Đây chính là nguồn sức mạnh to lớn của tập thể, là nền tảng để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh rõ điều này qua những năm tháng đấu tranh kiên cường. Trong gian khổ, nhân dân ta luôn tương trợ lẫn nhau, yêu thương nhau, sẵn sàng hy sinh vì nhau. Tình yêu thương ấy không chỉ xuất phát từ lòng nhân ái mà còn lan tỏa thành tinh thần yêu nước mãnh liệt. Nhờ có sự đoàn kết, đồng lòng mà dân tộc Việt Nam đã vượt qua muôn vàn thử thách, không một thế lực nào có thể khuất phục được. Không chỉ mang lại sức mạnh gắn kết, lòng nhân ái còn có khả năng lan tỏa vô cùng lớn. Nó tác động tích cực đến suy nghĩ và hành động của con người trong xã hội. Khi một việc làm tốt được thực hiện, nó không chỉ dừng lại ở một cá nhân mà còn truyền cảm hứng đến nhiều người khác. Những chương trình như “Người tử tế” hay “Cặp lá yêu thương” của VTV24 đã vinh danh những con người biết sẻ chia, giúp đỡ người khác, góp phần xây dựng một cộng đồng giàu lòng nhân ái. Chính những nghĩa cử cao đẹp ấy đã thắp lên ngọn lửa yêu thương, cổ vũ tinh thần nhân ái trong xã hội. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại không ít người chỉ biết nhận mà không biết cho đi. Họ sống thờ ơ, bàng quan với cuộc sống, vô cảm với những người xung quanh. Chính sự vô tâm ấy khiến họ tự cô lập mình khỏi cộng đồng, đánh mất đi những giá trị ý nghĩa của cuộc đời. Những người như vậy cần thay đổi suy nghĩ, mở lòng hơn để hòa nhập với xã hội, biết yêu thương và sẻ chia để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. |
Mẫu số 5 - Viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái
Từ bao đời nay, cha ông ta đã đúc kết những lời dạy sâu sắc qua câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” hay “Lá lành đùm lá rách” để nhắc nhở con cháu về giá trị của lòng nhân ái. Đây là tình cảm xuất phát từ trái tim một cách chân thành, không vụ lợi. Lòng nhân ái là sự cho đi mà không cần tính toán, không mong cầu nhận lại, chỉ đơn giản là những hành động sẻ chia, giúp đỡ và cảm thông lẫn nhau. Đó chính là biểu hiện của một tâm hồn cao đẹp, một nhân cách đáng quý trong mỗi con người. Lòng nhân ái không nhất thiết phải là những việc làm lớn lao mà hiện diện ngay trong cuộc sống thường ngày. Chính nhờ tinh thần nhân ái, người dân Việt Nam đã luôn đoàn kết, cùng nhau vượt qua biết bao gian khó, từ những năm tháng chiến tranh khốc liệt đến công cuộc dựng xây đất nước hôm nay. Đó là nền tảng vững chắc giúp dân tộc ta hiên ngang vươn mình ra thế giới, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Khi con người biết yêu thương, gắn kết với nhau, họ sẽ tạo nên một khối đại đoàn kết vững mạnh, không thế lực nào có thể chia rẽ hay xâm phạm. Thế nhưng, trong xã hội vẫn tồn tại những người sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà thờ ơ với cộng đồng. Họ không chỉ vô tâm trước khó khăn của người khác mà thậm chí còn nhẫn tâm đẩy những người yếu thế vào tình cảnh bi đát hơn. Đây là biểu hiện rõ nét của sự vô cảm, trái ngược hoàn toàn với tinh thần nhân ái cao đẹp. Những người sống thiếu tình thương chỉ đang tự cô lập bản thân và đánh mất đi giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Vì vậy, dù chỉ là một hành động nhỏ, mỗi người hãy biết trao đi yêu thương, lan tỏa lòng nhân ái đến mọi người xung quanh. Khi nhân ái được nhân rộng, nó sẽ chạm đến trái tim của nhiều người, giúp xã hội ngày càng văn minh, phát triển bền vững và tràn ngập tình yêu thương. |
Viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái? Mẫu đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái hay và chọn lọc? (Hình từ Internet)
Quan điểm xây dựng chương trình môn Ngữ văn là gì?
Quan điểm xây dựng chương trình môn Ngữ văn được quy định tại Mục II Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
Chương trình môn Ngữ văn tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm sau:
- Chương trình được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.
- Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học. Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
- Chương trình được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.
- Chương trình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình môn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành.
Mục tiêu chương trình Văn học cấp tiểu học là gì?
Mục tiêu chương trình Văn học cấp tiểu học được quy định tại Mục III Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
- Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.
- Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.
+ Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 04 Trường hợp được đổi biển số xe theo quy định mới? Thủ tục cấp đổi biển số xe như thế nào? Hồ sơ gồm những gì?
- Mục đích của các hoạt động xúc tiến du lịch là gì? Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công việc gì trong hoạt động xúc tiến du lịch?
- Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa hết hạn sử dụng có được cấp đổi thẻ mới? Trình tự thủ tục cấp đổi thẻ?
- TCVN 12371-2-13:2024 về hóa chất của quy trình giám định vi khuẩn, virus, Phytoplasma gây hại thực vật ra sao?
- Phương án sắp xếp lại xử lý nhà đất là gì? Hướng dẫn xác định đối tượng và nhà đất để sắp xếp lại xử lý nhà đất theo Nghị định 03?