Viết bài văn kể lại một hoạt động thiện nguyện lớp 8 ngắn nhất? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 8 ra sao?

Viết bài văn kể lại một hoạt động thiện nguyện lớp 8 ngắn nhất? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 8 ra sao?

Viết bài văn kể lại một hoạt động thiện nguyện lớp 8 ngắn nhất?

Có thể tham khảo mẫu viết bài văn kể lại một hoạt động thiện nguyện lớp 8 ngắn nhất dưới đây:

MẪU 01 - Viết bài văn kể lại một hoạt động thiện nguyện lớp 8 ngắn nhất

Ngôi trường cấp hai em đang theo học không chỉ tích cực trong hoạt động học tập, rèn luyện thể dục thể thao hay hoạt động văn nghệ mà trường em còn là một ngôi trường có truyền thống về hoạt động từ thiện, giúp đỡ những người kém may mắn hơn trong cuộc sống.

Năm nào cũng vậy, cứ ra ngoài Tết nguyên đán, trường em lại phát động phong trào “Lá lành đùm lá rách” nhằm huy động tấm lòng hảo tâm của học sinh cũng như thầy cô trong trường để giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn, gặp phải những biến cố, bất hạnh trong cuộc sống. Vì là hoạt động từ thiện nên các thầy cô cũng như các bạn học sinh trong trường đều tham gia với tấm lòng tự nguyện, chân thành nhất, không hề có việc ép buộc hay tham gia với thái độ không thoải mái. Để đóng góp cho phong trào này, chúng em sẽ mang đến những đồ dùng học tập như: sách vở, bút viết hay những chiếc quần, chiếc áo cũ không mặc đến để quyên góp.

Những món đồ dùng cá nhân tuy không có giá trị với mình nhưng khi được mang đi làm từ thiện thì đó lại là những vật dụng hữu ích có thể giúp đỡ cho các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, không có những điều kiện sinh hoạt như những đứa trẻ cùng trang lứa. Trên đời còn rất nhiều những số phận bất hạnh, tuy em và các bạn cùng lớp không quá giàu có hay dư thừa về vật chất gì nhưng ít nhất chúng em vẫn có những điều kiện sinh hoạt tối thiểu, chúng em được đi học, đến trường có đầy đủ trang phục cũng như sách vở, chúng em được sống trong sự đùm bọc, che chở của bố mẹ. Những tưởng đó là những điều rất bình thường, ai cũng có thể có. Nhưng đâu có phải vậy, vẫn còn rất nhiều những bạn cùng trang lứa với chúng em không được may mắn như vậy.

Các bạn không chỉ thiếu thốn về vật chất, vì nghèo mà không được đến trường, vì cuộc sống mưu sinh, vì cơm áo mà các bạn dù còn rất nhỏ tuổi nhưng cũng phải lang thang kiếm sống hay có những bạn bất hạnh hơn nữa khi không có bố mẹ để nhận lấy sự chở che, vỗ về mỗi khi đau buồn hay cảm nhận được hơi ấm của gia đình. Vì vậy, dù không giúp gì được nhiều nhưng chỉ cần những hành động sẻ chia nho nhỏ như quyên góp quần áo, đồ dùng cũ mà chúng ta không dùng đến thôi nhưng cũng đã làm cho cuộc sống của các bạn ấy đỡ cực nhọc, vất vả hơn rất nhiều. Hơn thế nữa, hành động sẻ chia tự nguyện này còn mang lại cho các bạn động lực về tinh thần, giúp các bạn có thêm niềm tin vào cuộc sống để sống tốt hơn, có thể vượt qua mọi chướng ngại của cuộc sống.

Những đồ dùng, vật dụng cá nhân được quyên góp của chúng em sẽ được đóng gói theo từng lớp, sau đó tập trung lại và nhà trường sẽ cho xe chở đồ tận nơi đến những vùng sâu, vùng xa, những nơi có điều kiện sinh hoạt vật chất khó khăn, giúp đỡ những trẻ em nghèo nơi đó. Năm nay đặc biệt hơn mọi năm rất nhiều, vì như mọi năm thì chúng em chỉ quyên góp đồ đạc hoặc đóng góp tự nguyện về tiền bạc, sau đó thì sẽ có thầy cô làm bên đoàn đội phụ trách việc vận chuyển đồ quyên góp đến những người có hoàn cảnh khó khăn. Nhưng, năm nay trường em đã đưa ra một quyết định mới, đó chính là học sinh các lớp sẽ được phân công đến từng vùng, từng khu vực có người cần giúp đỡ để giao đồ quyên góp đến tận tay người khó khăn.

Lớp em được thầy giáo phụ trách phân công cho việc mang đồ dùng quyên góp của lớp em đến nơi nhận đồ quyên góp, đó chính là làng trẻ em SOS. Đây là ngôi làng tập trung những bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, những trẻ em lang thang, mồ côi cha mẹ hoặc sống lang thang không nơi lương tựa vào ở. Có thể nói các bạn này có số phận vô cùng bất hạnh, cuộc sống của các bạn ở làng trẻ SOS cũng thiếu thốn, không được đầy đủ như những bạn bè cùng trang lứa. Mặc dù được sự hỗ trợ của nhà nước nhưng cuộc sống của các bạn vẫn cần rất nhiều những tấm lòng hảo tâm, họ cần những tấm lòng yêu thương để tạo cho họ cơ sở, động lực vươn lên trong cuộc sống bất hạnh ấy.

Làng trẻ em SOS nằm trên đường Phạm Văn Đồng, một con đường thuộc thủ đô Hà Nội. Xe đi mất khoảng ba mươi phút thì đến nơi. Cảm nhận của em về ngôi làng này đó chính là những mái ấm nhỏ bé với những con người thân thiện, những nụ cười hồn nhiên của các bạn nhỏ. Nhưng em cũng biết ẩn sau mỗi nụ cười hồn nhiên đó là bao nhiêu nỗi đau, nỗi bất hạnh mà các em đã phải gánh chịu. Các bạn còn quá nhỏ để phải chịu đựng những nỗi đau này. Mỗi nhà có từ mười lăm đến hai mươi bạn nhỏ cùng chung sống, và mỗi ngôi nhà đều có một người mẹ chung.

Dù những người mẹ này vô cùng hiền dịu, chăm sóc quan tâm hết mực đến các em nhưng vì cuộc sống chung nên tình cảm ít nhiều bị san sẻ, điều kiện vật chất cũng không đủ để các em sinh hoạt, những em nhỏ hơn thường phải mặc lại những bộ quần áo của các anh chị lớn chứ không có điều kiện mua mới. Việc học tập của các em cũng rất khó khăn, sách vở các em dùng cũng là đồ quyên góp của những người có tấm lòng hảo tâm.

Khi đến làng trẻ em SOS làm công tác từ thiện thì em cũng như các bạn cùng lớp đã rất xúc động vì những hoàn cảnh đáng thương của các bạn nhỏ nơi đây. Có những em rất nhỏ nhưng cũng có những bạn bằng tuổi đã phải trải qua rất nhiều những biến cố của cuộc sống, phải một mình đương đầu với cuộc sống đầy đáng sợ này. Chứng kiến những hoàn cảnh ấy chúng em thấy mình hạnh phúc hơn, may mắn hơn vì chúng em có bố mẹ, có một cuộc sống no đủ. Em và các bạn tự hứa sẽ luôn giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn nơi đây, dù ít dù nhiều thì chúng em cũng muốn các bạn có cuộc sống tốt đẹp, đủ đầy hơn.

MẪU 02 - Viết bài văn kể lại một hoạt động thiện nguyện lớp 8 ngắn nhất

Trước khi kết thúc kì nghỉ hè lớp 5 để bước sang lớp 6, em và cả lớp đã có một hoạt động vô cùng ý nghĩa, đó là hoạt động từ thiện quyên góp sách cũ mang tặng cho các bạn học sinh ở vùng sâu, vùng xa.

Từ tuần trước, cô giáo đã phát động hoạt động từ thiện quyên góp sách cũ tặng cho các bạn học sinh vùng khó khăn. Em rất háo hức với hoạt động lần này. Em cùng cả lớp thảo luận xem nên tặng cho những sách gì cho các bạn ấy. Có bạn nói nên tặng sách giáo khoa, có bạn nói nên tặng vở viết, có bạn lại nói nên tặng truyện tranh vì các bạn vùng sâu, vùng xa chắc chắn không có điều kiện để mua truyện tranh đọc. Em ghi nhớ tất cả và tự mình chuẩn bị.

Sáng thứ bảy, khi đến lớp, em thấy các bạn nói chuyện rất rôm rả, ai ai cũng khoe những quyển sách muốn đem tặng cho các bạn học sinh khó khăn. Thường ngày các bạn ấy hay trêu chọc, đuổi đánh nhau nhưng hôm nay dường như ai cũng rất khác. Các bạn đều là những học sinh tốt bụng, biết chia sẻ và giúp đỡ người khác. Ai nấy cũng mang theo bọc to, bọc nhỏ, các chồng sách mọc lên trong lớp như những cây nấm sau mưa. Cô giáo rất vui vì chúng em thực hiện rất tốt hoạt động từ thiện này. Cô giáo nhắc chúng em hãy viết một lá thư nhỏ gửi đến các bạn học sinh để các bạn ấy biết được tấm lòng và tình cảm của chúng em. Em đã viết trên tấm thiệp nhỏ một dòng chữ "Chúc các bạn luôn vui vẻ, học tập tốt và hẹn một ngày không xa được gặp các bạn". Xong xuôi em đặt vào trong chiếc thùng đựng đồ tặng các bạn của em. Trong đó có bộ quần áo ấm, có sách vở mới và có cả những bức tranh về thành phố mà em đã vẽ.

Em hi vọng một ngày nào đó có thể trực tiếp đem những món quà từ thành phố tới tay các bạn học sinh vùng sâu, vùng xa; cùng trò chuyện và chia sẻ với các bạn.

MẪU 03 - Viết bài văn kể lại một hoạt động thiện nguyện lớp 8 ngắn nhất

Một việc tốt trao đi, chúng ta sẽ nhận lại được nhiều điều quý giá. Trong cuộc sống, mỗi người chắc hẳn đều đã từng một lần làm được việc tốt. Và em cũng như vậy.

Hằng năm, sau kì nghỉ Tết nguyên đán, trường em lại tổ chức quyên góp để ủng hộ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Chúng em có thể ủng hộ bằng những đồ vật cụ thể như quần quần áo, sách vở… hoặc bằng một số tiền nhỏ trích từ tiền mừng tuổi.

Riêng em cảm thấy ủng hộ từ những đồ vật cụ thể sẽ mang ý nghĩa hơn. Vì vậy, em đã trích một khoản từ tiền mừng tuổi để mua những món đồ dùng học tập như: bút chì, thước kẻ, hộp bút… Ngoài ra, em còn xin phép mẹ đem một số bộ quần áo còn mới, nhưng không mặc vừa nữa để đem đi ủng hộ. Mẹ đã đồng ý, còn giúp em giặt sạch quần áo, gấp lại gọn gàng và bỏ vào túi.

Em hy vọng rằng những món quà này sẽ giúp đỡ phần nào cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Chắc chắn, những món quà nhỏ này sẽ giúp ích cho nhiều bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Sáng hôm sau, mẹ đưa em đến trường. Vừa đi hai mẹ con vừa trò chuyện rất vui vẻ về những món đồ mà em đã đem ủng hộ. Mẹ đã khen em thực sự là một cô bé có tấm lòng nhân ái. Mẹ còn nói rằng bố mẹ hy vọng trong tương lai, em vẫn luôn giữ được tấm lòng lương thiện như vậy.

Em cảm thấy rằng việc làm của mình rất ý nghĩa. Em tự hứa sẽ cố gắng làm thêm nhiều việc làm tốt nữa.

MẪU 04 - Viết bài văn kể lại một hoạt động thiện nguyện lớp 8 ngắn nhất

Một trong những chuyến đi ý nghĩa và đáng nhớ nhất của em đó là chuyến đi từ thiện tới vùng sâu, vùng xa. Chuyến đi ấy là một hoạt động từ thiện em được tham gia cùng với lớp và cô giáo chủ nhiệm. Qua đó, em đã nhận ra rất nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống.

Lần đầu đặt chân đến huyện miền núi Mai Châu, Hòa Bình, em rất ấn tượng với khung cảnh nơi đây. Dù cách thành phố chưa xa nhưng đồi núi đã hiện ra rất rõ nét. Những vách núi dựng đứng bên đường trông rất kì vĩ, từ trên con đường bên núi nhìn xuống vực thẳm không khỏi choáng ngợp. Xe của lớp em dừng lại tại một ngôi làng nhỏ nằm trong thung lũng giữa các ngọn núi.

Điều đầu tiên khiến em rất ngạc nhiên đó sự xuất hiện của một ngôi trường nhỏ, lụp xụp trong làng. Bàn ghế trong lớp xộc xệch, cũ kĩ, các bạn đi học chẳng mấy ai đi dép chỉ toàn đi chân đất. Lớp em cùng cô giáo trò chuyện giao lưu với các bạn. Sau đó là đến chương trình trao tặng quà. Chúng em đã tự chuẩn bị những món quà tặng cho các bạn học sinh nơi đây. Có bạn thì mang những chiếc áo ấm còn mới chưa mặc lần nào. Có bạn mang tặng những đôi giày đẹp mới chỉ đi một, hai lần. Riêng em, em mang cả một bao tải to, bên dưới là chiếc chăn ấm, bên trên là quần áo mới, trên cùng em để sách và những cuốn truyện đã đọc. Em tặng cho các bạn với hi vọng các bạn có thể có những giây phút giải trí thoải mái, không còn phải lo nghĩ về cuộc sống mưu sinh.

Các bạn học sinh nơi đây mang nét hồn nhiên, vô tư và rất thân thiện. Các bạn chẳng ngại ngần hái quả rừng cho chúng em, tặng chúng em những bông hoa tươi thắm nhất. Chuyến đi để lại cho em rất nhiều kỉ niệm đẹp, em hi vọng sẽ được tham gia nhiều hơn nữa các hoạt động từ thiện.

MẪU 05 - Viết bài văn kể lại một hoạt động thiện nguyện lớp 8 ngắn nhất

“Thương người như thể thương thân” - Đó là câu tục ngữ gửi gắm bài học về tấm lòng nhân ái trong cuộc sống. Từ đó, mỗi người cần tích cực làm những việc tốt.

Mảnh đất miền Trung vừa phải trải qua một trận bão lớn. Mặc dù người dân đã có những biện pháp phòng chống như gia cố nhà cửa, cất trữ lương thực lên cao hay di tản khỏi vùng tâm bão… Nhưng những hậu quả của cơn bão để lại vẫn hết sức nặng nề, khiến cho cuộc sống của họ trở nên khó khăn. Chính vì vậy, người dân đã cùng hướng về miền Trung thân yêu. Mỗi chương trình thiện nguyện được tổ chức đều đem lại ý nghĩa vô cùng to lớn.

Hưởng ứng điều đó, trường em cũng đã phát động phong trào: “Vì miền Trung ruột thịt”. Cô tổng phụ trách đã có một buổi họp với cán bộ lớp. Sau đó, bạn lớp trưởng đã trở về phổ biến với các bạn trong lớp. Chúng em có thể ủng hộ quần áo, đồ dùng học tập còn mới hoặc đóng góp một số tiền nhỏ.

Khi nghe bạn lớp trưởng phổ biến, các thành viên trong lớp đều rất hưởng ứng. Bản thân em cũng như vậy. Em đã về kể cho bố mẹ nghe. Cả hai cảm thấy đây là một việc làm ý nghĩa. Vì vậy, mẹ đã đưa em ra hiệu sách để mua một số đồ dùng học tập. Trở về nhà, em lấy ra những cuốn sách giáo khoa của năm học trước và gói lại cẩn thận. Bố cũng đã ủng hộ hai trăm nghìn đồng cho em. Ngày mai, em sẽ mang toàn bộ đến để nộp cho bạn lớp trưởng. Em cảm thấy rất biết ơn bố mẹ.

Sáng hôm sau, em mang những món đồ mà mình đến nộp. Các thành viên khác trong lớp cũng vậy. Rất nhiều đồ dùng học tập, quần áo còn mới được đem đến. thống kê các món đồ thu được. Sau một tuần nhận ủng hộ, chuyến xe nghĩa tình của trường đã xuất phát để đem vào những món quà cho người dân miền Trung, đặc biệt là các bạn học sinh.

Hoạt động thiện nguyện này thật ý nghĩa. Em mong rằng sẽ có thêm thật nhiều hoạt động như vậy hơn nữa để chia sẻ và giúp đỡ nhiều người hơn nữa.

*Trên đây là mẫu viết bài văn kể lại một hoạt động thiện nguyện lớp 8 ngắn nhất tham khảo!

Viết bài văn kể lại một hoạt động thiện nguyện lớp 8 ngắn nhất? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 8 ra sao?

Viết bài văn kể lại một hoạt động thiện nguyện lớp 8 ngắn nhất? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 8 ra sao? (Hình ảnh Internet)

Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 8 ra sao?

Tại chương trình Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 8 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:

Văn bản văn học

Đọc hiểu nội dung

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết và phân tích được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn bản văn học.

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười, truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.

- Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.

- Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính của thơ trào phúng.

- Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.

- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng.

Liên hệ, so sánh, kết nối

- Hiểu mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học; biết tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác.

- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.

Đọc mở rộng

- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học ( bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình.

Văn bản nghị luận

Đọc hiểu nội dung

- Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.

- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.

Đọc hiểu hình thức

Phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết.

Liên hệ, so sánh, kết nối

Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.

Đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 9 văn bản nghị luận (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học.

Văn bản thông tin

Đọc hiểu nội dung

- Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản.

- Phân tích được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của một số kiểu văn bản thông tin: văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên; văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim đã xem; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

- Nhận biết và phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản như theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng hoặc cách so sánh và đối chiếu.

Liên hệ, so sánh, kết nối

- Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.

- Đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản cụ thể.

Đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

Học sinh lớp 8 có quyền và nhiệm vụ như thế nào?

Căn cứ theo Điều 34, Điều 35 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định quyền và nhiệm vụ của học sinh lớp 8 như sau:

(1) Nhiệm vụ của học sinh

+ Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

+ Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

+ Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

+ Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

+ Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

(2) Quyền của học sinh

+ Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.

+ Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT

+ Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.

+ Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

+ Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
5 mẫu viết một đoạn văn hoặc kể một câu chuyện có nội dung đề cập đến vai trò của rừng ngắn gọn?
Pháp luật
Viết 2 3 câu kể về một việc em đã làm ở nhà lớp 2? Học sinh lớp 2 cần đạt yêu cầu về viết trong Chương trình Ngữ văn như thế nào?
Pháp luật
Top 7 mẫu viết đoạn văn tả cây cối lớp 5 ngắn gọn, điểm cao? Yêu cầu cần đạt về năng lực văn học đối với học sinh lớp 5?
Pháp luật
Viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm lớp 4 ngắn gọn? Mẫu viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm ngắn gọn lớp 4 chọn lọc?
Pháp luật
Tả con vật nuôi trong nhà lớp 4 ngắn gọn? Văn tả con vật lớp 4 ngắn gọn nhất? Tả con vật nuôi trong nhà ngắn gọn?
Pháp luật
Viết 3 4 câu kể về một giờ ra chơi ở trường em lớp 2? Học sinh lớp 2 có những quyền gì theo quy định?
Pháp luật
Viết đoạn văn nêu tình cảm của em với thầy cô giáo lớp 3? Hành vi ứng xử, trang phục của giáo viên trường tiểu học như thế nào?
Pháp luật
Viết đoạn văn tả về bà của em lớp 3? Viết đoạn văn tả bà? Học sinh lớp 3 cần đạt yêu cầu về viết trong Chương trình Ngữ văn như thế nào?
Pháp luật
Ngôi kể chuyện là gì? Có mấy ngôi kể? Ví dụ về ngôi kể chuyện? Giáo dục phổ thông có bao nhiêu cấp học?
Pháp luật
Tích phân là gì? Công thức tích phân đầy đủ? Bài tập tích phân chi tiết? Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
50 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào