Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Văn có đáp án năm học 2024 2025? Đề thi giữa kì 1 Văn 9 kèm đáp án năm 2024 2025?

Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Văn có đáp án năm học 2024 2025? Đề thi giữa kì 1 Văn 9 kèm đáp án năm 2024 2025?

Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Văn có đáp án năm học 2024 2025? Đề thi giữa kì 1 Văn 9 kèm đáp án năm 2024 2025?

Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Văn có đáp án năm học 2024 2025 (Đề thi giữa kì 1 Văn 9 kèm đáp án năm 2024 2025) như sau:

Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Văn có đáp án năm học 2024 2025 (Đề thi giữa kì 1 Văn 9 kèm đáp án năm 2024 2025)

ĐỀ 1

I. ĐỌC HIỂU

Đọc kĩ văn bản sau:

Một em bé đáng yêu đang cầm hai quả táo trong tay. Mẹ bước vào phòng và mỉm cười hỏi cô con gái nhỏ: “Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không?”

Em bé ngước nhìn mẹ trong một vài giây, rồi sau đó lại nhìn xuống từng quả táo trên hai tay mình. Bất chợt, em cắn một miếng trên quả táo ở tay trái, rồi lại cắn thêm một miếng trên quả táo ở tay phải.

Nụ cười trên gương mặt bà mẹ bỗng trở nên gượng gạo. Bà cố gắng không để lộ nỗi thất vọng của mình.

Sau đó, cô gái nhỏ giơ lên một trong hai quả táo vừa bị cắn lúc nãy và rạng rỡ nói: “quả này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ!”.

Thực hiện yêu cầu:

1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản.

2. Xác định lời dẫn trực tiếp trong văn bản và trình bày ngắn gọn dấu hiệu để xác định lời dẫn trực tiếp đó.

3. Giải thích từ: thất vọng

4. Tại sao người mẹ cảm thấy thất vọng khi em bé cắn hai quả táo? Em hãy hình dung gương mặt người mẹ sẽ ra sao khi nghe lời con gái nói: “Quả táo này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ”.

5. Tại sao em bé không đưa ngay một quả táo cho mẹ mà phải cắn từng trái? Qua đó em nhận xét về hành động và tình cảm của em bé đối với mẹ

II. LÀM VĂN – Vận dụng cao

Thuyết minh về một vật dụng trong gia đình.

Lời giải chi tiết

...Xem tiếp...

TẢI VỀ ĐỀ 1

ĐỀ 2

Câu 1:

Cho câu thơ: “Quê hương anh nước mặn đồng chua”

1. Câu thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

2. Chép tiếp 6 câu thơ tiếp theo cho hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 7 dòng. Khái quát nội dung của đoạn thơ vừa chép.

3. Hình ảnh người lính trong bài thơ này và bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật có điểm nào giống nhau?

Câu 2:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[…] Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng:

- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng …

(Theo SGK Ngữ văn 9, tập 1)

1. Thế nào là cách dẫn trực tiếp, gián tiếp?

2. Tìm lời dẫn trong đoạn trích trên và cho biết đó là cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp.

Câu 3:

Tưởng tượng em được gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật người lính lái xe trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Viết bài văn kể lại cuộc trò chuyện thú vị đó (có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận)

...Xem tiếp...

TẢI VỀ ĐỀ 2

CHÚ Ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Văn có đáp án năm học 2024 2025? Đề thi giữa kì 1 Văn 9 kèm đáp án năm 2024 2025?

Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Văn có đáp án năm học 2024 2025? Đề thi giữa kì 1 Văn 9 kèm đáp án năm 2024 2025? (Hình từ Internet)

Mục tiêu cấp trung học cơ sở của môn Ngữ văn theo Thông tư 32 thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn có nêu rõ mục tiêu cấp trung học cơ sở của môn Ngữ văn như sau:

- Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành ở tiểu học; nâng cao và mở rộng yêu cầu phát triển về phẩm chất với các biểu hiện cụ thể như: biết tự hào về lịch sử dân tộc và văn học dân tộc; có ước mơ và khát vọng, có tinh thần tự học và tự trọng, có ý thức công dân, tôn trọng pháp luật.

- Tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học đã hình thành ở cấp tiểu học với các yêu cầu cần đạt cao hơn. Phát triển năng lực ngôn ngữ với yêu cầu: phân biệt được các loại văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; đọc hiểu được cả nội dung tường minh và nội dung hàm ẩn của các loại văn bản; viết được đoạn và bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng hoàn chỉnh, mạch lạc, logic, đúng quy trình và có kết hợp các phương thức biểu đạt; nói dễ hiểu, mạch lạc; có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp; nghe hiểu với thái độ phù hợp.

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể; nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học; nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân tích được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học; có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn thực hiện ra sao?

Căn cứ theo Mục 2 Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH năm 2022 quy định việc đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn như sau:

- Việc đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn cần đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh.

- Tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe.

- Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

- Khuyến khích việc xây dựng và sử dụng các đề mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh. Xây dựng bộ công cụ đánh giá để hạn chế tính chủ quan, cảm tính của người chấm. Khi nhận xét, đánh giá các sản phẩm của học sinh, cần tôn trọng và khuyến khích cách nghĩ, cách cảm riêng của học sinh trên nguyên tắc không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
3,740 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào