Để thanh lý tài liệu của Trung tâm tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao căn cứ vào đâu và cần điều kiện gì?
Trung tâm tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao tiến hành công tác kiểm kê tài liệu khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quy chế Hoạt động Trung tâm tư liệu - Thư viện Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 581/QĐ-TANDTC năm 2021 quy định như sau:
Kiểm kê, thanh lọc tài liệu
1. Kiểm kê tài liệu
Định kỳ 2 năm/1 lần, Trung tâm tiến hành công tác kiểm kê toàn bộ tài liệu. Kết quả kiểm kê thể hiện rõ số lượng tài liệu còn trong kho, số lượng tài liệu đang cho mượn, số lượng tài liệu mất hoặc thất lạc, tài liệu hư hỏng ở từng mức độ khác nhau (bằng văn bản), để có giải pháp xử lý trong công tác sắp xếp và bảo quản kho.
...
Theo quy định trên, định kỳ 2 năm/1 lần, Trung tâm tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao tiến hành công tác kiểm kê toàn bộ tài liệu.
Kết quả kiểm kê thể hiện rõ số lượng tài liệu còn trong kho, số lượng tài liệu đang cho mượn, số lượng tài liệu mất hoặc thất lạc, tài liệu hư hỏng ở từng mức độ khác nhau (bằng văn bản), để có giải pháp xử lý trong công tác sắp xếp và bảo quản kho.
Trung tâm tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao (Hình từ Internet)
Để thanh lý tài liệu của Trung tâm tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo điểm 2.1 khoản 2 Điều 5 Quy chế Hoạt động Trung tâm tư liệu - Thư viện Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 581/QĐ-TANDTC năm 2021 quy định như sau:
Kiểm kê, thanh lọc tài liệu
...
2. Thanh lý tài liệu
2.1. Căn cứ thanh lý tài liệu
Căn cứ thanh lý tài liệu được quy định tại Thông tư số 21/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định tiêu chí và thủ tục thanh lọc tài liệu thư viện, các quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó, để thanh lý tài liệu của Trung tâm tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao căn cứ vào Thông tư 21/2012/TT-BVHTTDL về quy định tiêu chí và thủ tục thanh lọc tài liệu thư viện, các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, Thông tư 21/2012/TT-BVHTTDL trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định về bảo quản, thanh lọc tài nguyên thông tin và tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện.
Để thanh lý tài liệu của Trung tâm tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao cần điều kiện gì?
Căn cứ theo điểm 2.2 khoản 2 Điều 5 Quy chế Hoạt động Trung tâm tư liệu - Thư viện Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 581/QĐ-TANDTC năm 2021 quy định như sau:
Kiểm kê, thanh lọc tài liệu
...
2. Thanh lý tài liệu
...
2.2. Điều kiện thanh lý tài liệu
Tài liệu có nội dung lạc hậu, không còn giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thực tiễn; giáo trình, tài liệu tham khảo dùng trong các trường đại học, học viện và cơ sở đào tạo khác đã được sửa đổi, thay thế; các văn bản pháp quy hết hiệu lực thi hành.
a. Tài liệu có giá trị về nội dung nhưng không phù hợp với đối tượng phục vụ của Trung tâm.
b. Báo, tạp chí phổ thông, khoa học thường thức sau 05 năm xuất bản.
c. Tài liệu điện tử đã có phiên bản mới thay thế được sản xuất bằng các công nghệ cao hơn.
d. Tài liệu còn giá trị về nội dung nhưng đã hư, nát trong quá trình sử dụng hoặc do thiên tai, bão lũ, côn trùng xâm hại mà không còn khả năng phục chế; trừ những tài liệu thuộc di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.
đ. Bản ghi âm, ghi hình, ghi chữ bị hỏng, vỡ trong quá trình sử dụng, chất lượng không còn bảo đảm.
e. Tài liệu bị mất trong quá trình phục vụ người sử dụng.
g. Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài không thông dụng mà bạn đọc không có nhu cầu sử dụng trong thời gian 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị thanh lọc.
Theo đó, điều kiện thanh lý tài liệu của Trung tâm tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao như sau:
- Tài liệu có nội dung lạc hậu, không còn giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thực tiễn;
- Giáo trình, tài liệu tham khảo dùng trong các trường đại học, học viện và cơ sở đào tạo khác đã được sửa đổi, thay thế;
- Các văn bản pháp quy hết hiệu lực thi hành.
- Tài liệu có giá trị về nội dung nhưng không phù hợp với đối tượng phục vụ của Trung tâm.
- Báo, tạp chí phổ thông, khoa học thường thức sau 05 năm xuất bản.
- Tài liệu điện tử đã có phiên bản mới thay thế được sản xuất bằng các công nghệ cao hơn.
- Tài liệu còn giá trị về nội dung nhưng đã hư, nát trong quá trình sử dụng hoặc do thiên tai, bão lũ, côn trùng xâm hại mà không còn khả năng phục chế; trừ những tài liệu thuộc di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.
- Bản ghi âm, ghi hình, ghi chữ bị hỏng, vỡ trong quá trình sử dụng, chất lượng không còn bảo đảm.
- Tài liệu bị mất trong quá trình phục vụ người sử dụng.
- Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài không thông dụng mà bạn đọc không có nhu cầu sử dụng trong thời gian 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị thanh lọc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?